10. BrazilChi tiêu cho quân đội năm 2013: 36,2 tỷ USD Chi tiêu cho quân đội trên GDP: 1,4% Tăng/giảm trong chi tiêu quân đội so với năm 2012: -3,9% Tổng nhập khẩu vũ khí: 254 triệu USD Tổng xuất khẩu vũ khí: 36 triệu USD Cùng với các nước đang phát triển, Brazil có mức chi tiêu cho quân đội tăng đáng kể từ những năm 2000. Nhờ thu nhập ổn định từ dầu mỏ, Brazil chi tiêu lớn cho quân đội mà không cần tăng thuế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mức chi tiêu này của Brazil có xu hướng giảm. Năm 2013, chi tiêu quân sự giảm gần 4% so với năm trước đó. Quân đội nước này thường được huy động để giữ an ninh trật tự trong nước, đặc biệt là để ngăn chặn nạn buôn bán ma túy. |
9. Ấn ĐộChi tiêu cho quân đội năm 2013: 49,1 tỷ USD Chi tiêu cho quân đội trên GDP: 2,5% Tăng/giảm trong chi tiêu quân đội so với năm 2012: -0,7% Tổng nhập khẩu vũ khí: 5,6 tỷ USD Tổng xuất khẩu vũ khí: 10 triệu USD Ấn Độ là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Năm 2013, nước này tiếp tục mở rộng và hiện đại hóa quân đội với tổng giá trị nhập khẩu vũ khí lên tới 5,6 tỷ USD. Đây cũng là nước có tỷ lệ chi tiêu cho quân đội trên GDP cao nhất thế giới, năm 2013 là 2,5%. Tuy nhiên, Ấn Độ là một trong những nước có tỷ lệ GDP đầu người thấp nhất thế giới. |
8. ĐứcChi tiêu cho quân đội năm 2013: 49,3 tỷ USD Chi tiêu cho quân đội trên GDP: 1,4% Tăng/giảm trong chi tiêu quân đội so với năm 2012: -0,0% Tổng nhập khẩu vũ khí: 129 triệu USD Tổng xuất khẩu vũ khí: 192 triệu USD Năm 2013, tỷ lệ GDP đầu người của Đức là hơn 40.000 USD. Là một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới, Đức có nguồn lực lớn để duy trì hệ thống quân đội hiện đại. Dù chi tiêu quân sự năm 2013 lên tới 49,3 tỷ USD cho quân đội nhưng con số này này chỉ chiếm 1,4% GDP nước này. |
7. AnhChi tiêu cho quân đội năm 2013: 56,2 tỷ USD Chi tiêu cho quân đội trên GDP: 2,3% Tăng/giảm trong chi tiêu quân đội so với năm 2012: -2,6% Tổng nhập khẩu vũ khí: 438 triệu USD Tổng xuất khẩu vũ khí: 1,4 tỷ USD Từ năm 2010, dù đã cắt giảm mạnh nhưng chi tiêu cho quân sự của Anh vẫn cao hàng đầu thế giới, chiếm tới 2,3% GDP. Tuy nhiên, năm 2013, Anh là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 5 thế giới. |
6. NhậtChi tiêu cho quân đội năm 2013: 59,4 tỷ USD Chi tiêu cho quân đội trên GDP: 1,0% Tăng/giảm trong chi tiêu quân đội so với năm 2012: 0,8% Tổng nhập khẩu vũ khí: 145 triệu USD Tổng xuất khẩu vũ khí: N/A Những tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông thời gian gần đây khiến lần đầu tiên Nhật phải tăng chi tiêu cho quân sự trong hơn 10 năm qua. Dù chi tiêu quân sự tăng 0,8% nhưng vẫn duy trì mức 1% tổng GDP. |
5. PhápChi tiêu cho quân đội năm 2013: 62,3 tỷ USD Chi tiêu cho quân đội trên GDP: 2,2% Tăng/giảm trong chi tiêu quân đội so với năm 2012: -2,3% Tổng nhập khẩu vũ khí: 43 triệu USD Tổng xuất khẩu vũ khí: 1,5 tỷ USD Trong những năm gần đây, giống nhiều nước Tây Âu, chi tiêu cho quân sự của Pháp có xu hướng giảm. Năm 2009, chi tiêu quân sự của Pháp là gần 70 tỷ USD, trong khi năm ngoái còn 62,3 tỷ USD. Năm 2013, Pháp là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 4 thế giới. |
4. Saudi ArabiaChi tiêu cho quân đội năm 2013: 62,8 tỷ USD Chi tiêu cho quân đội trên GDP: 9,3% Tăng/giảm trong chi tiêu quân đội so với năm 2012: 14,3% Tổng nhập khẩu vũ khí: 1,5 tỷ USD Tổng xuất khẩu vũ khí: N/A Trong bối cảnh bất ổn chính trị tại khu vực, Saudi Arabia mạnh tay đầu tư cho quân đội với mức tăng năm 2013 lên tới 14,3%, chiếm 9,3% GDP. |
3. NgaChi tiêu cho quân đội năm 2013: 84,9 tỷ USD Chi tiêu cho quân đội trên GDP: 4,1% Tăng/giảm trong chi tiêu quân đội so với năm 2012: 4,8% Tổng nhập khẩu vũ khí: 148 triệu USD Tổng xuất khẩu vũ khí: 8,3 tỷ USD Nga là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới với tổng giá trị 8,3 tỷ USD trong năm 2013. Vài năm trở lại đây, chi tiêu cho quân sự của nước này tăng mạnh do những căng thẳng chính trị trong khu vực. |
2. Trung QuốcChi tiêu cho quân đội năm 2013: 171,4 tỷ USD Chi tiêu cho quân đội trên GDP: 2,0% Tăng/giảm trong chi tiêu quân đội so với năm 2012: 7,4% Tổng nhập khẩu vũ khí: 1,5 tỷ USD Tổng xuất khẩu vũ khí: 1,8 tỷ USD Chi tiêu cho quân sự thường phán ảnh sự tăng trưởng kinh tế và điều này đặc biệt đúng với trường hợp của Trung Quốc. Trong 5 năm qua, chi tiêu quân sự của nước này tăng cao cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Chỉ riêng năm 2013, chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng 7,4% so với năm trước đó. Tuy nhiên, không giống những nước khác, nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc (1,5 tỷ USD) gần bằng với giá trị xuất khẩu (1,8 tỷ USD). Theo tiến sỹ Sam Perlo-Freeman, Giám đốc Chương trình Chi tiêu Quân sự của SIPRI, việc Trung Quốc gia tăng chi tiêu cho quân sự và căng thẳng gia tăng trong khu vực khiến nhiều nước láng giềng cũng phải đầu tư nhiều hơn cho quân đội của mình. |
1. MỹChi tiêu cho quân đội năm 2013: 618,7 tỷ USD Chi tiêu cho quân đội trên GDP: 3,8% Tăng/giảm trong chi tiêu quân đội so với năm 2012: -7,8% Tổng nhập khẩu vũ khí: 759 triệu USD Tổng xuất khẩu vũ khí: 6,2 tỷ USD Chi tiêu quân sự của Mỹ năm 2013 gần bằng với tổng mức chi tiêu của tất cả các nước trong danh sách này. Tính đến đầu năm 2013, Mỹ có gần 8.000 đầu đạn hạt nhân dự trữ. Từ năm 2001, chi tiêu quân sự của nước này tăng từ 287 tỷ USD lên 530 tỷ USD. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ chi tiêu quân sự của Mỹ giảm từ 4,8% năm 2009 xuống 3,8% năm 2013. Năm 2013, giá trị nhập khẩu vũ khí của Mỹ là 759 triệu USD, trong khi xuất khẩu là 6,2 tỷ USD. |