Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 pháo tự hành tốt nhất thế giới

PZH-2000 của Đức có thể bắn loạt 3 viên trúng mục tiêu cùng lúc hay 2S35 Koalytsiya-SV của Nga có tầm bắn tới 70 km là 2 trong những khẩu pháo uy lực nhất.

PZH-200 (Đức)

a
Lựu pháo tự hành PZH-2000 khai hỏa. Ảnh: Military-today

PZH-2000 là sản phẩm của tập đoàn Krauss-Maffei Wegmann, Đức. Theo Military-today, nó đứng đầu trong những lựu pháo tự hành tốt nhất thế giới. PZH-2000 được chế tạo dựa trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard-1. Vũ khí chính của hệ thống là pháo 155 mm.

Lựu pháo này được trang bị hệ thống nạp đạn tự động cho phép đạt tốc độ bắn 9 viên một phút. Đặc biệt, nó có chế độ bắn loạt nhiều viên ở các quỹ đạo khác nhau (MRSI) và đánh trúng mục tiêu cùng lúc. Chế độ MRSI giúp nâng cao hiệu quả tiêu diệt mục tiêu.

PZH-2000 có thể bắn các loại đạn pháo 155 mm tiêu chuẩn NATO, tầm bắn thông thường 30 km, 40 km với đạn pháo tăng tầm. Người ta trang bị cho nó hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại với khả năng cập nhật tham số mục tiêu qua hệ thống liên kết dữ liệu. Thân xe được bọc giáp khá tốt có thể chống lại đạn cỡ nòng 14,5 mm.

2S35 Koalytsiya-SV (Nga)

a
Lựu pháo tự hành 2S35 tập duyệt chuẩn bị cho lễ diễu binh ngày 9/5. Ảnh: Military-today

Đây là hệ thống lựu pháo tự hành mới nhất của Nga. Nó ra mắt lần đầu trước công chúng trong lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát xít Đức tháng 5. 2S35 có thiết kế tương tự 2S19 nhưng hệ thống này được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất của Nga hiện nay.

Điểm đặc biệt của 2S35 là sử dụng tháp pháo điều khiển từ xa lần đầu được áp dụng trên lựu pháo tự hành. Vũ khí chính của hệ thống là pháo nòng trơn 152 mm có khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau. Hệ thống nạp đạn tự động mang lại tốc độ bắn khoảng 8 viên một phút. 2S35 có tầm bắn tiêu chuẩn khoảng 30 km, 40 km với đạn tăng tầm.

Đặc biệt, 2S35 có thể đánh trúng mục tiêu ở cự ly tới 70 km với độ chính xác cao bằng đạn pháo dẫn hướng thế hệ mới. Khả năng tự động hóa cao chính là ưu điểm nổi bật của lựu pháo này. 2S35 đang trong giai đoạn thử nghiệm. Một số chuyên gia quân sự nhận định, nó có thể soán ngôi PZH-2000 để trở thành lựu pháo tốt nhất thế giới.

K9 Thunder (Hàn Quốc)

a
K9 Thunder nhả đạn trong một cuộc tập trận. Ảnh: Military-today

K9 là sản phẩm của tập đoàn Samsung Techwin sản xuất và đưa vào biên chế trong quân đội Hàn Quốc từ năm 1999. Vũ khí chính của hệ thống là pháo 155 mm có khả năng bắn tất cả các loại đạn tiêu chuẩn NATO. Pháo chính được trang bị hệ thống nạp đạn tự động với tốc độ bắn khoảng 6 viên một phút.

Một trong những tính năng nổi bật của Thunder là chế độ bắn loạt nhiều viên ở quỹ đạo khác nhau. K9 có tầm bắn tối đa 30 km với đạn thông thường, lên đến 56 km với đạn tăng tầm.

K9 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại. Nó có thể khai hỏa sau khi dừng lại khoảng 30 giây. Thunder có xe tiếp đạn tự động K10 đi cùng cho phép duy trì hỏa lực trong thời gian dài.

Type-99 (Nhật Bản)

a
Lựu pháo Type-99 của Nhật Bản. Ảnh: Military-today

Type-99 do tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries sản xuất và sử dụng trong lực lượng Phòng vệ Nhật Bản từ năm 1985. Nó được phát triển trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh Type-89. Nhà sản xuất trang bị cho hệ thống pháo chính 155 mm, tầm bắn tối đa 30 km, 38 km với đạn tăng tầm. Lựu pháo này có xe tiếp đạn và xe radar tìm kiếm mục tiêu đi cùng trong các nhiệm vụ chiến đấu.

PLZ-05 (Trung Quốc)

r
PLZ-05 khai hỏa trong một cuộc tập trận. Ảnh: Military-today

Đây là lựu pháo tự hành hiện đại nhất của quân đội Trung Quốc. Nó là sản phẩm của Tổng công ty công nghiệp Bắc Trung Quốc (Norinco).

Vũ khí chính là pháo 155 m với khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau. PLZ-05 được trang bị hệ thống nạp đạn tự động với tốc độ bắn khoảng 8 viên mỗi phút. Nó có tầm bắn tối đa khoảng 40 km với đạn tăng tầm. 

Norinco từng tuyên bố, họ đã phát triển thành công đạn pháo dẫn hướng GPS có tầm bắn tới 100 km, tuy nhiên thông tin này chưa được xác nhận bởi các nguồn độc lập.

M109A7 Paladin (Mỹ)

a
M109A7 Paladin của Mỹ tại chiến trường Afghanistan. Ảnh: Military-today

A7 là phiên bản nâng cấp mới nhất của gia đình lựu pháo tự hành M109 Paladin. Phiên bản mới sử dụng hệ thống nạp đạn tự động từ chương trình pháo binh XM2001 Crusader. Vũ khí chủ lực là pháo 155 mm với chiều dài nòng bằng 39 lần cỡ đạn (ngắn hơn so với các loại khác).

M109 có tầm bắn tối đa khoảng 24 km, 30 km với đạn tăng tầm. Đặc biệt, nó có thể bắn đạn pháo dẫn hướng thông minh M982 Excalibur với tầm bắn 40 km. Điểm hạn chế của M109 là tốc độ bắn trung bình khá chậm, khoảng 4 viên một phút. Quân đội Mỹ đang có kế hoạch đưa vào biên chế 580 lựu pháo tự hành M109A7 trong thời gian tới. 

Krab (Ba Lan)

a
Lựu pháo Krab của quân đội Ba Lan. Ảnh: Military-today

Đây là sản phẩm của tập đoàn BAE Systems Land Systems sản xuất cho quân đội Ba Lan. Nó được phát triển dựa trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91. Vũ khí chính là pháo 155 mm với chiều dài nòng bằng 52 lần cỡ đạn.

Krab được trang bị hệ thống nạp đạn tự động với tốc độ bắn khoảng 6 viên một phút. Nó có khả năng bắn tất cả các loại đạn tiêu chuẩn NATO, tầm bắn thông thường 30 km, 40 km với đạn tăng tầm, cơ số đạn mang theo khoảng 60 viên.

AS90 (Anh)

a
AS90 của quân đội Anh. Ảnh: Military-today

Quân đội Hoàng gia Anh sử dụng AS90 từ năm 1993 để thay thế 109 của Mỹ. Nó được trang bị pháo chính 155 mm cùng hệ thống nạp đạn tự động, tốc độ bắn khoảng 6 viên một phút. Người ta áp dụng cho AS90 hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại.

Tuy nhiên, nó có nhược điểm là nòng ngắn nên tầm bắn tối đa với đạn tăng tầm chỉ khoảng 32 km. Bên cạnh đó, cơ số đạn pháo mang theo chỉ 48 viên. Tuy vậy, xe tiếp đạn đi cùng vẫn đảm bảo khả năng duy trì hỏa lực của nó.

2S19 Msta-S (Nga)

a
2S19 Msta-S trong đợt tập duyệt chuẩn bị cho lễ diễu binh kỷ niệm chiến thắng Phát xít năm 2010. Ảnh: Military-today

Đây từng là lựu pháo tự hành tốt nhất của Nga cho đến khi 2S35 xuất hiện. Quân đội Nga sử dụng 2S19 từ năm 1989. Nó được trang bị pháo chính 152 mm với chiều dài nòng bằng 47 lần cỡ đạn. Pháo sử dụng hệ thống nạp đạn bán tự động, tốc độ bắn khoảng 7 viên một phút.

Pháo có tầm bắn tối đa khoảng 30 km. Đặc biệt, nó có thể tấn công mục tiêu với độ chính xác đến 90% bằng đạn pháo dẫn hướng laser Krasnopol tầm bắn 20 km. Theo Military-today, quân đội Nga có khoảng 550 2S19 trong biên chế. Ngoài ra, lựu pháo này còn được xuất khẩu cho Azerbaijan, Belarus, Ethiopia, Gruzia, Ukraine và Venezuela.

Archer (Thụy Điển)

a
Lựu pháo tự hành Archer chuẩn bị khai hỏa. Ảnh: Military-today

Archer là lựu pháo tự hành bánh lốp duy nhất trong danh sách. Đây là dự án hợp tác quốc tế giữa Thụy Điển và Na Uy. Quá trình phát triển dự án bắt đầu từ năm 2003. Lô hàng đầu tiên được chuyển giao cho quân đội Thụy Điển đầu năm 2013.

Hệ thống pháo được lắp trên khung gầm xe tải Volvo A30D 6x6 bánh. Vũ khí chính là pháo 155 mm cùng hệ thống nạp đạn tự động, tốc độ bắn 8 viên một phút. Nó có tầm bắn tối đa khoảng 40 km, 60 km với đạn dẫn hướng thế hệ mới.

Ưu điểm của Archer là chỉ mất 30 giây để khai hỏa và rút lui khỏi vị trí nhằm tránh đối phương phản pháo. Đặc biệt, lựu pháo này có thể bắn liên tiếp 6 đạn trong 30 giây ở các quỹ đạo khác nhau và đánh trúng mục tiêu cùng lúc.

Sức mạnh siêu pháo tự hành vừa lộ diện của Nga

Với pháo chính 2A88 có đường kính 152 mm, lựu pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly tới 70 km.

So sánh sức mạnh pháo binh Triều Tiên, Hàn Quốc

Triều Tiên sở hữu lực lượng pháo binh cực kỳ hùng hậu trong khi đó Hàn Quốc lại có những khẩu pháo rất tinh vi.

Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm