Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 'nỗi thẹn' lớn của ĐT Anh

Thắng giòn giã ở Croatia hồi tháng 9, nhưng liệu chủ nhà Anh có giữ trọn 3 điểm trên sân Wembley thứ 7 này trước một Kazakhstan bị xem là đội chiếu dưới?

10 "nỗi thẹn" lớn của ĐT Anh

(Zing) – Thắng giòn giã ở Croatia hồi tháng 9, nhưng liệu chủ nhà Anh có giữ trọn 3 điểm trên sân Wembley thứ 7 này trước một Kazakhstan bị xem là đội chiếu dưới?

Nếu Tam Sư để thua, đó sẽ là “nỗi hổ thẹn” lớn nhất - vượt trên cả 10 thất bại khó quên trong lịch sử bóng đá xứ sở sương mù sau đây:

10. Anh – Scotland: 2-3 (1967)

Anh vẫn còn mê mải với vinh quang sau khi giành cúp vô địch thế giới năm 1966. Nhưng Scotland, đặc biệt là Jim Baxter và Co, đã làm tắt đi nụ cười hả hê của các cầu thủ Tam Sư bằng chiến thắng đẹp mắt ngay trên thánh địa Wembley. Đây thực sự là bài học cay đắng với Anh vì đã ngủ quên trên chiến thắng.

10 thất bại lớn của đội tuyển Anh
Jim Baxter của Scotland bị "tấn công" sau trận thắng ở Wembley năm 1967. (Ảnh: The Sun)

9. Anh – Croatia: 2-3 (2007)

Croatia là một đội binh đáng gờm nên việc bại trước họ có lẽ cũng không có gì gọi là “hổ thẹn”. Nhưng sự chỉ đạo cùng… chiếc dù che mưa của Steve McClaren trên sân Wembley khiến các fan nhà ngậm ngùi. Chỉ cần một kết quả hòa là đến được Euro 2008, vậy mà ĐT Anh lại trình diễn một trận đấu nhạt nhẽo và đáng phải làm khán giả trong mùa hè rồi.

8. Anh – Hungary: 3-6 (1953)

Sau những năm chiến tranh, Anh tự xem mình là một trong những quốc gia dẫn đầu về bóng đá. Đến thời điểm đó, họ vẫn chưa một lần thất bại trên sân nhà và thấy không có lý do gì để thay đổi lịch sử khi đối đầu cùng Hungary. Nhưng một Ferenc Puskas tuyệt vời đã truyền cảm hứng cho các đồng đội. Và Hungary đè bẹp chủ nhà bằng trận thắng khó quên với cách biệt 3 bàn.

7. Mỹ – Anh: 2-0 (1993)

Tam Sư bay đến Mỹ làm khách sau trận thua buồn bã trong vòng loại World Cup tại Na Uy nhưng điều tồi tệ hơn đã xảy ra. Đoàn quân của Graham Taylor nhận tiếp thất bại ê chề ở Massachusetts. Ngay cả Alexi Lalas với chòm râu dê màu hoe cũng có mặt trong danh sách ghi bàn cho Mỹ.

6. Xứ Wales – Anh: 4-1 (1980)

Anh ung dung sang Racecourse với “vốn lận lưng” gồm 6 trận toàn thắng, trong đó chiến thắng gần nhất là trước nhà vô địch Argentina. Nhưng xứ Wales không để họ vui lâu và dứt khoát tống tiễn người láng giềng về nước kèm theo thất bại nặng nề nhất trong 16 năm.

5. Anh – Úc: 1-3 (2003)

Sân Upton Park đã trở thành nơi chứng kiến một trong những kỷ niệm buồn gần đây nhất của người Anh. Các tuyển thủ đến từ xứ sở kangaroo khiến màn ra mắt của Wayne Rooney trở nên hỏng bét.

4. Anh – Scotland: 1-5 (1928)

Trong trận đấu quốc tế đầu tiên tại Wembley, người Scotland ra về với kết quả hòa 1-1 nhưng không ít người trông mong họ sẽ làm nên chuyện ở lần viếng thăm kế tiếp. Và thật vậy, Alec James cầm đầu cuộc “náo loạn” với một hat-trick, biến Tam Sư trở thành đội bóng hoang mang không hiểu chuyện gì đã xảy ra ngay tại thánh địa của mình.

3. Na Uy – Anh: 2-1 (1981)

Đây là thất bại làm nước Anh bị shock bởi Na Uy chỉ là “người tí hon” trong làng bóng đá thế giới lúc bấy giờ. Anh cuối cùng cũng hiện diện ở World Cup 1982 nhưng trận thua đó vẫn quá “khó nuốt”!

2. Bắc Ireland – Anh: 1-0 (2005)

Cuộc thua này “giúp” Sven Goran Eriksson mau chóng kết thúc triều đại của ông trên cương vị HLV. Đội khách tự hào với những hảo thủ tên tuổi nhưng David Healy đã cho họ biết “thế nào là lễ độ”!

1. Mỹ – Anh: 1-0 (1950)

Đánh bại Chile ở trận mở màn tại World Cup, Anh cho dàn sao của mình nghỉ ngơi trong cuộc chạm trán năm đó. Mỹ dường như cầm chắc thất bại khi HLV để các học trò thức thâu đêm trước trận đấu. Nhưng Tam Sư mới là đội cúi mặt ra về.

Ty

Theo The Sun

Theo The Sun

Bạn có thể quan tâm