1. Anna Wintour
Wintour, tổng biên tập tạp chí Vogue Mỹ và giám đốc nghệ thuật của tạp chí Condé Nast, nổi tiếng là người khắt khe trong công việc và có đời sống cá nhân khép kín. Bà là hình mẫu của nhân vật bà chủ khó tính trong “The Devil Wears Prada”, cuốn sách được viết bởi cựu trợ lý của bà, sau đó đã được chuyển thể thành phim.
Dù nổi tiếng sống khép kín và xa cách, những cơn thịnh nội thỉnh thoảng nổ ra của bà cũng khiến người ta phải đặt cho bà biệt danh “Wintour hạt nhân”. Tuy nhiên, khó có thể phủ nhận được rằng chủ nghĩa hoàn hảo và chú trọng tiểu tiết của bà đã góp phần lớn trong những thành công liên tiếp của bà trong ngành công nghiệp này, nơi nhiều tạp chí và biên tập lớn khác thất bại.
2. Larry Ellison
CEO của hãng công nghệ Oracle nổi tiếng là người có tính cạnh tranh cao và khắt khe. Ông thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, từ việc ông tham gia cúp đua du thuyền của Mỹ hay những vụ tranh chấp với các đối thủ kinh doanh. Điển hình cho tính cách theo chủ nghĩa tư bản, bất chấp tất cả của ông phải kể đến phát biểu rằng lãnh đạo của SAP từng nghiện ngập, hay gọi quyết định sa thải Mark Hurd của HP là "quyết định tuyệt vời nhất kể từ khi Apple sa thải Steve Jobs".
3. Steve Ballmer
Thời gian CEO Steve Ballmer rời khỏi Microsoft đã khá dài, sau khi Microsoft bỏ lỡ một vài xu hướng công nghệ lớn, nhưng không thể phủ nhận tâm huyết ông đã dành cho công ty này. Ông thậm chí đã ném bay một chiếc ghế sau khi nghe tin về việc một nhân viên của mình chuyển sang làm cho Google. Những bài phát biểu đầy cảm xúc và tâm huyết của công cho thấy sự quan tâm sâu sắc của ông dành cho Microsoft.
4. Sergio Marchionne
Là người điều hành hai hãng xe Fiat (Italy) và Chrysler (Mỹ) với trụ sở ở hai châu lục khác nhau, Sergio Marchionne là người có tính cách sắt đá và cực kỳ khắt khe trong công việc. Một thành viên cấp cao từng chia sẻ với tạp chí Financial Times rằng Marchionne thậm chí còn phát minh ra ngày thứ 8 trong tuần và chúng tôi phải làm theo: “Ông nổi tiếng với việc dành thời gian của ngày nghỉ ở Italy để làm việc ở Mỹ và ngược lại”.
5. Tadashi Yanai
Với nhiệt huyết mãnh liệt trong công việc cùng với chủ nghĩa thực dụng, nhà sáng lập kiêm CEO của hãng bán lẻ danh tiếng Fast Retailing đã tạo nên một công ty có thể quản lý chặt chẽ mọi thứ từ kỹ thuật đóng bao bì cho tới việc nhân viên trả lại thẻ tín dụng cho khách hàng như thế nào. Trở thành người giàu nhất Nhật Bản là chưa đủ, Yanai còn muốn đánh bại Inditex, hãng bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới. Ông đặt mục tiêu doanh thu mỗi năm đạt 50 tỷ USD tới năm 2020. Yanai, 63 tuổi, dự định về hưu vào năm tới, nhung ông vẫn chưa thể tìm được người kế nhiệm đáp ứng được yêu cầu của mình.
6. Maria Das Gracas Silva Foster
Khởi đầu là một thực tập sinh kỹ thuật, sau nhiều năm cống hiến cho công ty, Foster vươn lên trở thành CEO của hãng dầu lửa Brazil khổng lồ Petrobras. Đây có thể chưa phải thành công lớn nhất bà từng đạt được. Foster sinh ra tại một trong những khu ổ chuột nguy hiểm nhất của Rio de Janeiro và từng phải nhặt sắt phế liệu để trả mua sách. Bà cũng nổi tiếng với tính cách mạnh mẽ, thói quen nói thẳng, khiến nhiều đồng nghiệp nam trong công ty đặt cho bà biệt danh là Caveirao – một từ lóng của nghĩa là xe cảnh sắt bọc thép.
7. Masayoshi Son
Son nổi tiếng với việc đưa ra những quyết định mang tính đánh cược cao, như việc ông mua lại Sprint gần đây. Ông từng thành công với những thương vụ đầu tư lớn vào Alibaba và Yahoo Nhật Bản.
Phần lớn tài sản của Son có được nhờ sự phát triển mạnh mẽ của SoftBank trong thời kỳ bùng nổ công nghệ và cũng bốc hơi sau khi bong bóng dotcom đổ vỡ. Son đã mất tới 70 tỷ USD, con số mất mát lớn nhất của một cá nhân trong lịch sử. Tuy nhiên, ông đã vực dậy một cách ấn tượng và luôn đứng vững trên thương trường.
8. Martin Sorrell
Sorrell có thể sẽ một lần nữa trở thành CEO quảng cáo thành công nhất thế giới nếu tin đồn về việc mua lại Interpublic Group thành sự thật. Ông nổi tiếng là người nghiện công việc. Một khách hàng từng thử Sorrell bằng cách nhắn cho ông một tin nhắn trống vào lúc mờ sáng và Sorrell đã phản hồi ngay lập tức.
9. Marissa Mayer
Cựu Phó Chủ tịch Google Marissa Mayer, CEO đương nhiệm của Yahoo, nổi tiếng là một người nghiện việc. Cuộc gặp gỡ với Mayer có thể cực kỳ đáng sợ bởi bà thường chỉ tập trung sâu vào công việc, đặt câu hỏi nhanh và chú trọng những tiểu tiết người người khác không để ý.
10. Jeff Bezos
Dù phong cách quản lý khắt khe của CEO Amazon có thể khiến nhân viên của ông vất vả nhưng không thể phủ nhận nó đã thực sự thành công. Việc một nhân viên không đưa ra được câu trả lời đúng, nói dối, cướp công người khác, tiết lộ thông tin nội bộ, không chắc chắn hoặc tỏ ra yếu đuổi trong cuộc tranh luận…, có thể khiến Bezos sôi máu. Bezos là một người có miệng lưỡi chua ngoa và khắc nghiệt, thường xuyên đưa ra những khiển trách nặng nề. Có thể kể đến những câu châm biếm của Bezos như “anh là kẻ lười biếng hay chỉ là kẻ bất tài? Và “Tôi xin lỗi nhưng có phải hôm nay tôi đã uống phải thuốc ngu không?”.