Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 lỗi chính tả đắt giá nhất mọi thời đại

Chỉ sai một dấu chấm câu hay nét gạch nối đơn giản, nhưng cái giá phải trả lên đến hàng trăm triệu đô la.

10 lỗi chính tả đắt giá nhất mọi thời đại

Chỉ sai một dấu chấm câu hay nét gạch nối đơn giản, nhưng cái giá phải trả lên đến hàng trăm triệu đô la.

 

1. Dấu gạch nối của NASA - 80 triệu USD

Thực tế thì dấu gạch nối chẳng mấy khi quan trọng, song trong trường hợp của NASA với dự án tàu thăm dò liên hành tinh Mariner 1, cái giá là 80 triệu USD. Số là việc thiếu sót duy nhất một dấu gạch nối trong đoạn mã thiết lập tốc độ và quỹ đạo đã khiến con tàu này phát nổ ngay khi rời mặt đất được vài phút. Sau đó, nó nhanh chóng được xem là dấu gạch nối đắt nhất trong lịch sử.

 

2. Chữ P trên chai rượu Allsopp's Arctic Ale - 502.996 USD

Một người bán hàng cẩu thả trên eBay (hoặc do thiếu thông tin) đã không biết chai bia 150 tuổi Allsopp's Arctic Ale của mình có giá tới nửa triệu USD, thay vì chỉ 304 USD như chai Allsop’s Arctic Ale thông thường (ít hơn 1 chữ "P"). Kết quả là một nhà sưu tập đã kiếm được món hời lớn chỉ nhờ sự tinh mắt sau khi bán sang tay chai bia với giá 503.300 USD

 

3. Trích thiếu kinh thánh - 4.590 USD

Năm 1631, một nhà xuất bản có tên Baker Book House ở London đã sơ sót khi in thiếu 10 điều răn trong kinh thánh, và điều thứ 7 trở thành: "Ngươi phải ngoại tình" (Thou shalt commit adultery”). Kết quả là nhà xuất bản này bị phạt 3.000 bảng Anh, con số khổng lồ thời bấy giờ.

 

4. Mì ống phân biệt chủng tộc - 20.000 USD

7.000 cuốn sách The Pasta Bible đã bị tiêu hủy ở một nhà xuất bản tại Úc năm 2010, lý do là nó đã in dòng hướng dẫn nấu món ăn với "muối và người da đen tươi". May mắn là nhà xuất bản này không bị phạt nặng song thiệt hại 20.000 USD cũng không dễ chịu chút nào. 

5. Vụ mua nhầm cổ phiếu của Juan Pablo Davila - 175 triệu USD

Khi thương mại điện tử vẫn còn rất mới mẻ năm 1994 ở Chile, Juan Pablo Davila - giám đốc một công ty quốc doanh có tên là Codelco đã mắc phải sai lầm chết người khi mua về số cổ phiếu mà ông này đang định bán đi. Khi nhận ra điều này, Davila đã liên tục đặt lệnh bán song đến cuối ngày, thiệt hại cho công ty đã lên tới 175 triệu USD. Sau đó, dĩ nhiên là Davila đã bị sa thải, còn Codelco khởi kiện công ty giao dịch vì đã cho phép giám đốc của mình tiến hành mua bán chưa được phép, song họ chỉ nhận về 25 triệu USD tiền dàn xếp.

 

6. Vụ bán cổ phiếu của công ty chứng khoán Mizuho - 340 triệu USD

Một câu chuyện hy hữu tại Nhật Bản năm 2005 khi công ty chứng khoán Mizuho đưa vào danh mục chào bán của một công ty có tên J-Com với giá 610.000 Yên mỗi cổ phiếu. Chưa đầy 1 năm sau, một giao dịch viên đã bán 610.000 cổ phiếu của công ty này với giá mỗi cổ phiếu 1 Yên. Kết quả là thiệt hại 340 triệu USD đã không thể được vãn hồi.

 

7. In nhầm phiếu trúng thưởng của đại lý xe hơi - 50 triệu USD (hoặc 250.000 USD tại Wal Mart)

Tại New Mexico năm 2007, một đại lý xe hơi đã có kế hoạch quảng cáo tuyệt vời khi tung ra 50.000 phiếu cào trúng thưởng và người chiến thắng sẽ nhận được 1.000 USD tiền mặt. Thế nhưng sai sót của bên tiếp thị đã biến cả 50.000 phiếu này đều trở thành trúng thưởng, dẫn đến số tiền phải trả là 50 triệu USD. Do không thể trả nổi con số này, đại lý đã buộc phải sử dụng phương án thay thế khác khi tặng mỗi người tham gia một tấm phiếu mua hàng trị giá 5 USD tại Wal Mart.

 

8. Lỗi đánh máy tại Sở giáo dục New York - 1,4 triệu USD

Con người và máy tính không phải lúc nào cũng hợp tác tốt với nhau, bằng chứng là năm 2006, William Thompson ở New York thừa nhận rằng do đánh thêm một ký tự, phần mềm kế toán đã hiểu sai và dẫn đến sở giáo dục ở đây phải chi gấp đôi số tiền vận chuyển (2,8 triệu USD thay vì 1,4 triệu USD ban đầu).

 

9. Lỗi đánh máy của Sở giao thông New York - 500.000 USD

 Không chịu thua kém, mới tháng vừa rồi, Sở giao thông New York đã phải thu hồi 160.000 bản đồ và áp phích khi ghi giá vé là 4,5 USD (bằng với giá cũ thay vì giá mới là 5,0 USD). Dĩ nhiên là giới chức không thể làm khác ngoài việc thu hồi số áp phích trên vì lượng người đi tàu mỗi ngày ở đây là vô cùng khổng lồ.

 

10. Du lịch "khiêu dâm" - (10 triệu USD230 USD mỗi tháng)

Công ty du lịch Banner Travel Services tại California trong nỗ lực quảng bá hình ảnh của mình đã đăng thông tin về dịch vụ trên tập Trang vàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, lỗi đánh máy đã biến dòng quảng cáo "exotic destinations" (những điểm đến lạ kỳ) thành "erotic destinations" (những điểm đến khiêu dâm). Kết quả là công ty in bị kiện 10 triệu USD, cho dù họ đã đưa ra lời xin lỗi và không thu phí hàng tháng 230 USD.

Vũ Vũ

Theo Mentalfloss/ Infonet

Vũ Vũ

Theo Mentalfloss/ Infonet

Bạn có thể quan tâm