Khoai tây
Khoai tây đã xuất hiện trong sách lịch sử từ khi chúng mọc ở châu Âu trong thế kỷ 16. Thật không may, người ta đưa chúng vào châu Âu khi cựu lục địa đang đối mặt với tình trạng mùa màng thất thu và nạn đói nghiêm trọng. Nhưng sau đó chúng trở thành loại thực phẩm quan trọng của phần lớn gia đình phương Tây. Thân, cọng và lá của khoai tây chứa solanine, một loại chất thuộc nhóm glyco-alkaloid đắng và độc. Màu xanh trên của khoai tây là dấu hiệu cho thấy nồng độ độc tố solanine rất lớn. Khoai tây sản xuất solanine và chaconine, một chất glycoalkaloid cùng họ, một cách tự nhiên để chống côn trùng và các tác nhân gây bệnh.
Ảnh minh họa: blogspot.com |
Những vụ ngộ độc khoai tây là sự kiện hiếm, song vẫn xảy ra liên tục. Cái chết thường tới sau khi nạn nhân yếu và hôn mê. Đa số trường hợp tử vong vì khoai tây tại Mỹ trong 50 năm qua là hậu quả của việc ăn khoai tây màu xanh lục hoặc uống trà mà người ta chế biến từ lá khoai tây.
Cà chua
Lá và thân của cà chua chứa chất độc Glycoalkaloid. Ảnh: discovermagazine.com |
Giống như khoai tây, thân và lá của cây cà chua chứa các chất thuộc nhóm Glyco-alkaloid. Những chất này có thể gây cảm giác căng thẳng cực độ và nôn nao trong dạ dày. Nhiều người vẫn dùng thân, lá của cây cà chua để tăng hương vị cho thực phẩm, nhưng họ phải bỏ chúng ra trước khi ăn. Chế biến kiểu đó có thể làm tăng thêm mức độ hấp dẫn của món ăn nhưng lại không để một lượng lớn chất độc lọt ra ngoài.
Đại hoàng
Ảnh: treehugger.com |
Loài người đã dùng rễ của đại hoàng làm thuốc nhuận tràng từ 5.000 năm trước. Trồng đại hoàng tại nhà là một việc cực kỳ dễ dàng. Rất nhiều người thích ăn những món tráng miệng từ thân của đại hoàng (chẳng hạn như bánh Đại hoàng) vì chúng có vị ngon. Nhưng trên thực tế, lá đại hoàng sống có thể gây tử vong. Nếu ăn một lượng lớn lá đại hoàng sống hoặc chín, chúng ta có thể cảm thấy khó thở, nhiệt miệng và đau cổ họng. Nếu nạn nhân không cấp cứu trong vòng một giờ, cơ thể sẽ co giật, xuất huyết trong, hôn mê và cuối cùng tử vong.
Ngoài ra đại hoàng còn chứa một loại axit có khả năng bào mòn. Nếu bạn trộn lá của nó với nước và soda, axit trong lá sẽ trở nên mạnh hơn.
Táo
Ảnh minh họa: wordpress.com |
Hạt táo chứa cyanide, nhưng với liều lượng rất nhỏ. Con người thường xuyên vô tình nuốt cả hạt táo, song tác dụng của chất độc chỉ xuất hiện nếu chúng ta nuốt nhai và nuốt một lượng hạt cực lớn. Số lượng hạt trong một quả táo không đủ lớn để có thể gây ngộ độc, song chắc chắn rằng nếu một người nào đó cứ ăn hạt liên tục, chắc chắn người ấy sẽ lĩnh hậu quả.