Dưới đây là tổng kết 10 lý do điện thoại cục gạch thú vị hơn smartphone hiện nay.
1. Thời lượng pin hàng tuần
Trong những năm 90 của thế kỷ trước, người dùng có thể sử dụng điện thoại di động hàng tuần mà chẳng cần quan tâm đến việc hết pin. Hiện tại, smartphone với màn hình lớn, chip xử lý tốn điện năng hay thói quen sử dụng của người dùng đã khiến nỗi lo về pin luôn thường trực đối với mỗi chúng ta.
2. Mỗi thiết bị có đặc trưng riêng
Ngày nay, hầu hết smartphone đều có thiết kế và kiểu dáng tương tự nhau. Họa chăng chỉ khác biệt ở logo hay bộ khung mỏng hơn 0,001 mm... so với đối thủ. Màn hình cảm ứng lớn đã thay đổi hoàn toàn cấu trúc của thiết bị. Các nhà sản xuất không thể sáng tạo bởi những rào cản về măt kỹ thuật.
Motorola RAZR V3 từng là đỉnh cao của thiết kế di động. |
Trước khi iPhone ra đời vào năm 2007, điện thoại di động rất đa dạng với những kiểu dáng từ dạng thanh, gấp, máy trượt, bàn phím QWERTY hay không có bàn phím.... Motorola RAZR V3 trở thành đỉnh cao của thiết kế.
3. Không có Internet
Hãy tưởng tượng, Internet giống với việc bạn viết một lá thư, gắn vào một chú chim và gửi đi. Sáu tháng sau bạn mới có hồi âm của người nhận. Điều đó giống như trước thời kỳ trước khi có 3G.
Người dùng khi đó không có trình duyệt web thân thiện với các thiết bị di động, nghe nhạc hay xem video online là điều không thể, thậm chí là không cả có bộ máy tìm kiếm Google mạnh mẽ như ngày nay. Người dùng chỉ có trình duyệt WAP chậm chạp.
4. Game di động: Rắn săn mồi
Có câu chuyện cười như sau: Một khách hàng gọi điện đến cửa hàng di động để tìm mua thiết bị mới. Anh ta hỏi người bán hàng rằng chiếc điện thoại đó có trò rắn săn mồi không. Nhân viên trả lời rằng không có. Khách hàng giận dữ đáp lại: "Không rắn, không mua".
Rắn săn mồi, trò chơi đặc trưng của những chiếc Nokia đồ cổ. |
Rắn săn mồi trở thành trò chơi cổ điển trong tâm trí những người dùng di động vào cuối thế kỷ trước. Tựa game đơn giản với việc chú rắn đi săn mồi và phải tránh đâm vào thân hình mình nhưng lại có khả năng giải trí tốt.
5. Màn hình cảm ứng: Cơn ác mộng của người dùng
Màn hình cảm ứng điện trở của thế hệ trước khiến việc thao tác điện thoại rất khó khăn. Người dùng phải sử dụng lực mạnh để thiết bị có thể cảm nhận được hành vi của mình. Đó là trải nghiệm tồi tệ của bất cứ ai nếu đã sử dụng những thiết bị như Palm, Windows Mobile hay Nokia N97.
Sau này, công nghệ này được thay thế bởi cảm ứng điện dung đa điểm năm 2007 đã tạo nên cuộc cách mạng trong việc thay đổi thói quen của người dùng.
6. Windows là tương lai của ngành công nghiệp di động
Trước iOS và Android, Windows Mobile là nền tảng di động tái hiện lại cách sử dụng máy tính trên các thiết bị cầm tay. Hàng loạt nhà sản xuất đã tham gia vào liên minh này như: HTC, Samsung, Motorola,... Tuy nhiên với việc bảo thủ, chậm đổi mới đã khiến nó không thể cạnh tranh từ Apple và Google.
7. Nokia chính là Apple
Đã từng có một đế chế Nokia như Apple. |
Nokia và nền tảng Symbian chiếm thị phần lớn trong ngành công nghiệp di động. Gã khổng lồ đến từ Phần Lan đã từng có thời huy hoàng để rồi bán mình cho Microsoft vào 2013.
8. Người dùng trả tiền để... thay thế logo nhà mạng
Trước khi có smartphone, mọi thứ người dùng muốn sở hữu từ nhạc chuông, hình nền, nhắn tin, GPRS, thay logo mạng,... đều phải mua từ những nhà cung cấp dịch vụ. Nhưng với sự phổ biến của các dịch vụ nhắn tin OTT và Wi-Fi đã khiến thị trường di động thay đổi.
9. Crazy Frog - Tượng đài nhạc số
Không ai ngờ hình ảnh chú ếch điên và những bản nhạc vui nhộn lại đánh dấu mốc quan trọng của ngành công nghiệp âm thanh. |
Ban đầu là nhân vật hoạt hình được tạo ra bởi diễn viên, nhà biên kịch Erik Wernquist, tiếp đó nhà cung cấp nhạc chuông Jamba đã sử dụng hình ảnh của chú ếch điên. Hình ảnh ngộ nghĩnh đã khiến nhiều gia đình có trẻ em chỉ bật những kênh có bản nhạc Crazy Frog. Phụ huynh cũng bị con cái mình đầu độc bằng nhạc chuông. Jamba đã thu lợi nhuận khổng lồ từ Crazy Frog.
10. Điện thoại "nồi đồng cối đá"
Ảnh chế: Khi bạn làm rơi 'cục gạch" Nokia. |
Nếu bạn đánh rơi chiếc Nokia xuống sàn, sẽ có thứ bị nứt nhưng không phải là điện thoại. Nếu bạn đặt điện thoại vào đường ray, đoàn tàu sẽ bị trật bánh. Và nếu smartphone "cứng cáp" như những chiếc Nokia, chúng ta sẽ không bao giờ phải xem những thử nghiệm độ bền nhàm chán.