Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 dự án không gian tốn kém nhất trong lịch sử

Có chi phí lên tới hàng trăm tỷ USD, dưới đây là các dự án không gian tốn kém nhất trong lịch sử loài người do trang The Richest đưa ra.

1. Chương trình tàu con thoi của NASA – 196 tỷ USD

Chương trình tàu con thoi được hình thành từ năm 1972 với 135 sứ mệnh, trong đó có 6 tàu con thoi được trưng dụng.  Hai tàu con thoi mang tên Challenger và Columbia đã nổ tung khiến 14 phi hành gia tử vong.

Tuy vậy, trong suốt 30 năm thực hiện sứ mệnh, chương trình này đã không ngừng đưa người vào quỹ đạo, phóng, sửa chữa và khôi phục rất nhiều vệ tinh, đồng thời thực hiện những nghiên cứu làm chấn động địa cầu góp công xây dựng trạm không gian lớn nhất tính đến thời điểm này là trạm không gian quốc tế ISS. Kể từ khi bắt đầu đến lúc hoàn thành, chi phí của dự án là 196 tỷ USD.

2. Trạm không gian quốc tế - 150 tỷ USD

Mặc dù bay với tốc độ nhanh hơn bất cứ ngôi sao nào và ở xa mặt đất hơn mọi chiếc máy bay nhưng bây giờ và cả sau này nữa, mỗi khi trời quang đãng bạn đều có thể nhìn thấy Trạm không gian quốc tế ISS đang bay lượn trên bầu trời.

ISS được khởi công vào năm 1998. Phi hành đoàn đầu tiên đến trạm vào năm 2000, và các phi hành gia vẫn sống ở đây kể từ ngày ấy. NASA và các đối tác trên toàn thế giới đã hoàn tất quá trình xây dựng trạm không gian trong năm 2011. 

Chi phí xây dựng ước tính là 150 tỷ USD. Các phi hành gia của ISS đang nghiên cứu làm thế nào để sống trên không gian và phải làm sao để các sứ mệnh đối với mặt trăng và sao Hỏa sắp tới có thể được thực hiện một cách hiệu quả. Những nghiên cứu tại ISS này không chỉ có ích cho các phi hành gia mà còn cả các cư dân Trái đất khác. 

3. Chương trình không gian Apollo - 25 tỷ USD

Không chỉ là một trong những thành tựu mang tính lịch sử nhất trong lĩnh vực khám phá vũ trụ, Apollo còn là một trong những chương trình tốn kém nhất. Tổng thống Kennedy là người có công lớn trong việc cấu trúc chương trình này, với tuyên bố nổi tiếng rằng sẽ đưa người lên mặt trăng. 

Mục tiêu này đã trở thành hiện thực vào năm 1969 khi Neil Armstrong và Buzz Aldrin chính thức đặt chân lên mặt trăng khiến cả thế giới phải kinh ngạc. Vốn dĩ chi phí dự tính cho dự án này là 7 tỷ USD nhưng chi phí được báo cáo về sau là 25 tỷ USD.

4. Kính viễn vọng không gian James Webb JWST - 8,8 tỷ USD

Kính viễn vọng này được đặt tên để tưởng nhớ James Webb, người quản lý thứ hai của NASA giai đoạn 1961-1968. Theo kế hoạch, JWST sẽ được phóng lên không gian vào năm 2018 từ Guyane,  Pháp trên tên lửa Ariane 5 của cơ quan vũ trụ châu Âu. Dự án này được hy vọng sẽ đem lại cho ta nhiều thông tin hơn nữa về bầu khí quyển của các hành tinh ngoài hệ mặt trời và cuối cùng, tìm ra những nguyên liệu cho sự sống ở đâu đó trong vũ trụ. 

JWST có khả năng quan sát một cách rõ nét bên trong những đám mây bụi - điều mà trước giờ chúng ta chưa thể làm. Điều này giúp các nhà thiên văn học so sánh những ngân hà còn thô sơ và tối tăm nhất với các thép xoắn ốc hình elip ngày nay, từ đó giúp ta hiểu được quá trình hình thành suốt hàng tỷ năm của các ngân hà. Chi phí cho kính viễn vọng không gian là 8,8 tỷ USD.

5. Chương trình Viking - 3,8 tỷ USD

Chương trình Viking khởi động vào 20/8/1975 với 2 tàu thăm dò không gian của Mỹ là Viking 1 và Viking 2 được đưa lên sao Hỏa. Mỗi tàu gồm 2 phần chính, một được thiết kế để chụp lại những bức ảnh về bề mặt sao Hỏa từ quỹ đạo chuyển động, phần còn lại phục vụ nghiên cứu hành bề mặt hành tinh này. Tàu Viking vô cùng thành công với những kết quả thu được giúp hình thành nền tảng kiến thức về sao Hỏa từ cuối những năm 1990-2000. Chi phí của chương trình này xấp xỉ 3,8 tỷ USD.

6. Tàu thăm dò vũ trụ Cassini-Huygens - 3,26 tỷ USD

Năm ngoái, NASA tổ chức kỷ niệm 10 năm khám phá thành công sao Thổ nhờ con tàu vũ trụ Cassini-Huygens, được phóng vào quỹ đạo quanh sao Thổ năm 2004. Tàu được vận hành bởi NASA, ESA và hiệp hội tự động hóa quốc tế ISA với chi phí khoảng 3,26 tỷ USD. Theo dự định ban đầu, tàu Cassini chỉ hoạt động khoảng 4 năm nhưng do công cuộc khám phá đầy ấn tượng vẫn còn dang dở, nên kế hoach đã được kéo dài trong suốt thập kỷ qua. 

Tuy nhiên, NASA khẳng định dự án sẽ hoàn thành vào năm 2017. Kể từ khi được đưa vào quỹ đạo, Cassini đã mở rộng hiểu biết của loài người về hành tinh này, thực hiện được vô số những khám phá mang tính đổi mới, trong đó việc phát hiện ra hồ trên vệ tinh Titan và những cơn bão lớn trên sao Thổ. Thiết bị chính trên Cassini là máy phân tích bụi, máy đo phổ và  radar ghi hình ảnh. Những thành tựu của con tàu này là thăm dò được 206 quỹ đạo, 7 hành tinh, 332.000 bức ảnh.

7. Curiousity - 2,5 triệu USD

Dự án Curiousity có lẽ là một trong những ví dụ điển hình giúp ta hiểu hơn về vai trò của sự phát triển của máy tính trong việc thay đổi cách thức nghiên cứu không gian bên ngoài. 

Là một trong những chương trình khám phá sao Hỏa lớn của NASA, tàu Curiousity đặt chân lên sao Hỏa vào tháng 8/2012 với sứ mệnh nghiên cứu địa chất và khí hậu của hành tinh này xem liệu có thể có sự sống ở đó hay không, đồng thời tìm kiếm chỗ cư trú cho đoàn thám hiểm sắp tới. Chi phí cho dự án này là 2,5 tỷ USD.

8. Kính thiên văn không gian Herschel - 1,3 tỷ USD

Kính thiên văn không gian Herschel được đặt tên theo nhà thiên văn học William Herschel người đã khám phá ra sao Thiên Vương. Được Cơ quan vũ trụ châu Âu ESA chế tạo, đây là kính viễn vọng hồng ngoại lớn nhất từng được phóng lên vũ trụ trong lịch sử nghiên cứu không gian loài người, Herschel chính thức hoạt động từ năm 2009 đến 2013 và được thiết kế để quan sát “vũ trụ lạnh”. 

Nhiệm vụ của chiếc kính chủ yếu xoay quanh việc chỉ ra quá trình tiến hóa của vũ trụ, giúp quan sát các vì sao, mặt trời và chính Trái đất của chúng ta, và quan trọng hơn cả là chỉ ra làm thế nào để ta có thể hòa hợp với quỹ đạo của vũ trụ. Dự án không gian này trị giá 1,3 tỷ USD.

9. Hệ thống định vị toàn cầu - 750 triệu USD

Hệ thống đinh vị toàn cầu GPS là một mạng lưới gồm khoảng 30 vệ tinh quay quanh trái đất do Mỹ phát triển, ban đầu nhằm phục vụ mục đích quân sự nhưng nay đã mở rộng cho mọi người, chỉ cần một chiếc điện thoại di động, hoặc thiết bị GPS cầm tay. Hệ thống GPS cung cấp những thông tin chính xác về thời gian, địa điểm ở bất cứ nơi đâu trên trái đất, và trong bất cứ điều kiện thời tiết nào. 

Dù bạn đang ở đâu trên hành tinh này, lúc nào cũng có ít nhất 4 vệ tinh có thể nhìn thấy. Một khi khoảng cách từ thiết bị thu của bạn đến ít nhất 3 vệ tinh đã được tính toán, thì thiết bị của bạn sẽ ngay lập tức xác định vị trí thông qua một quá trình có tên phép tam giác. Chi phí dự án này là khoảng 750 triệu USD.

10. Máy tính lượng tử - 15 triệu USD

Nói đến các sứ mệnh trong không gian, không thể không nhắc tới Máy tính lượng tử Quantam Computer. Khả năng xử lý của điện thoại di động ngày nay còn tốt hơn nhiều so với những chiếc máy tính trên con tàu Apollo 11. Thật tuyệt vời khi nghĩ đến những tiềm năng trong tương lai khi mà máy tính ngày càng trở nên nhanh hơn và hiệu quả hơn. Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ - NASA bắt đầu hợp tác với Google từ năm 2014 nhằm chế tạo ra chiếc máy tính lượng tử đầu tiên của loài người, với tốc độ xử lý nhanh hơn máy tính hiện nay 3.600 lần. 

Công nghệ này sẽ giúp đạt được nhiều hơn nữa những tiến bộ khoa học vĩ đại. Chi phí để đầu tư cho công nghệ này là khoảng 15 triệu USD - con số không quá lớn cho công cụ hiện đại làm thay đổi tương lai của chúng ta. Máy tính lượng tử cho phép con người đạt được những thành tựu như khả năng phân tích lượng dữ liệu vô cùng nhiều thu về từ kính viễn vọng, phát hiện các hành tinh giống trái đất , phát hiện sớm ung thư và giảm thiểu những ca tử vong liên quan đến thời tiết khắc nghiệt nhờ việc dự báo chính xác.

19 công trình kiến trúc mới đẹp nhất năm 2015

Viện kiến trúc Mỹ trao giải thưởng danh dự AIA cho những công trình tốt nhất đối với các hạng mục kiến trúc, nội thất và thiết kế đô thị năm 2015.

Hoài Thu

Bạn có thể quan tâm