Móng tay, móng chân giòn: Thường xuyên sơn móng, sử dụng chất khử trùng hoặc đeo móng giả có thể là nguyên nhân khiến móng tay giòn. Tuy nhiên, nếu cả móng chân lẫn tay đều dễ gãy, bạn có nguy cơ cao đang phải đối mặt với tình trạng thiếu sắt. Điều này là do sắt chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đến các cơ quan, cơ bắp và mô. Do đó, một khi cơ thể thiếu hụt chất này, da sẽ dễ bong tróc và móng giòn. Ảnh: Femina. |
Chảy máu nước răng: Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu vitamin C và K. Vitamin C giúp mô phát triển và tái tạo, đồng thời hỗ trợ chữa lành vết thương. Trong khi đó, vitamin K làm đông máu. Cơ thể thiếu 2 dưỡng chất sẽ khiến nướu chảy máu nhiều hơn. Ảnh: Clinicalblasi. |
Loét miệng: Theo Healthline, tổn thương trong và xung quanh miệng một phần có thể là do cơ thể thiếu sắt hoặc vitamin B. Một số nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân bị loét miệng dường như có mức độ sắt thấp gấp đôi bình thường. Trong khi đó, khoảng 28% bệnh nhân bị loét miệng do thiếu hụt thiamine (vitamin B1), riboflavin (vitamin B2) và pyridoxine (vitamin B6). Ảnh: Medicalnewstoday. |
Da khô và có nếp nhăn: Các axit béo thiết yếu, đặc biệt là omega-6, rất quan trọng vì chúng tạo hàng rào bảo vệ da, chống lại sự mất nước. Không bổ sung đủ các axit béo này có thể khiến da khô và hình thành nếp nhăn. Làn da cũng có thể bị bong tróc, ngứa và nứt nẻ. Ảnh: Forestessentials. |
Mệt mỏi liên tục: Theo Webmd, thường xuyên mệt mỏi, uể oải là dấu hiệu của thiếu sắt, có thể dẫn đến thiếu máu. Xanh xao bất thường cũng phản ánh cơ thể thiếu máu. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy kiệt sức ngay cả khi vừa thức dậy, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần bổ sung magiê. Ảnh: Healthgroup. |
Xương yếu và mềm: Xương dễ gãy có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu hụt vitamin D hoặc canxi vì những chất dinh dưỡng này có trách nhiệm thúc đẩy mật độ xương. Tình trạng suy yếu của xương nghiêm trọng dễ gây ra bệnh còi xương ở trẻ em hoặc loãng xương ở những người lớn tuổi. Ảnh: Navbharattimes. |
Chậm lành vết thương: Theo Trung tâm Y tế Đại học Rush (Chicago, Mỹ), thông thường, hầu hết vết thương trên da sẽ mất khoảng 2-3 tuần để tự phục hồi. Tuy nhiên, khi vết thương của bạn mất nhiều thời gian hơn, đó có thể là dấu hiệu của việc thiếu kẽm. Ảnh: Nrhs. |
Chứng quáng gà: Cơ thể thiếu hụt vitamin A có thể gây ra chứng quáng gà, làm giảm khả năng nhìn của con người trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc bóng tối. Điều này là do vitamin A cần thiết để sản xuất rhodopsin, sắc tố được tìm thấy trong võng mạc của mắt giúp bạn nhìn vào ban đêm. Khi không được điều trị, chứng quáng gà có thể tiến triển thành bệnh viêm nhãn cầu, tình trạng làm hỏng giác mạc và cuối cùng dẫn đến mù lòa. Ảnh: Healthline. |
Rụng tóc nghiêm trọng: Thông thường mọi người đều rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn luôn phát hiện thấy những chùm tóc trên gối hoặc trong vòi hoa sen thoát nước, đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề lớn hơn, chẳng hạn lượng sắt thấp. Một số dấu hiệu khác khi cơ thể thiếu sắt bao gồm: Luôn cảm thấy lạnh, đau đầu và thường xuyên chóng mặt. Ảnh: Hindustantimes. |
Cảm giác châm chích ở ngón tay hoặc ngón chân: Nếu cảm giác châm chích đi kèm với mệt mỏi, suy nhược cơ thể hoặc trầm cảm, có khả năng bạn đang thiếu vitamin B12, còn được gọi là "vitamin năng lượng". Vitamin B12 thường có nhiều trong thịt, sữa và trứng, vì vậy, những người theo chế độ ăn chay có thể có nhiều nguy cơ bị thiếu loại này hơn. Ảnh: Mdbonedocs. |