Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 công ty lớn nhất thế giới

Tính theo giá trị vốn hóa thị trường, công ty của bộ đôi Steve đang là cái tên số 1 trong danh sách Forbes Global 2000 vừa được công bố.

10 công ty lớn nhất thế giới

Tính theo giá trị vốn hóa thị trường, công ty của bộ đôi Steve đang là cái tên số 1 trong danh sách Forbes Global 2000 vừa được công bố.

Sau đây sẽ là danh sách 10 công ty lớn nhất toàn cầu tính theo giá trị vốn hóa thị trường của tạp chí Forbes.

 

1. Apple - 416,6 tỷ USD

Được thành lập năm 1976 bởi Steve Jobs và Steve Wozniak., Apple ngày nay đã là một trong những cái tên đình đám nhất thế giới với những sản phẩm như iPhone, iPad, iPod, máy tính Mac hay Apple TV. Bên cạnh đó, các cửa hàng ứng dụng trực tuyến App Store của hãng cũng đem về những nguồn thu khổng lồ.

 

2. Exxon Mobil - 400,42 tỷ USD

Là cái tên liên tục cạnh tranh vị trí số 1 với Apple trong suốt thời gian qua, Exxon Mobil chính là ông trùm ngành xăng dầu ở Mỹ. Công ty này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực năng lượng với thăm dò, khai thác và kinh doanh các mặc hàng xăng dầu. Bên ngoài xứ cờ hoa, Exxon cũng có thêm các công ty con và chi nhánh tại thị trường Nam Mỹ và một số nước khác.

 

3. Google - 268,44 tỷ USD

Xếp thứ ba trong danh sách là gã khổng lồ tìm kiếm - Google. Doanh thu của hãng chủ yếu đến từ các loại hình quảng cáo trực tuyến thông qua hàng loạt dịch vụ được cung cấp miễn phí cho người dùng phổ thông. Ngoài ra, Google được cho là đang có ý định nhảy vào lĩnh vực phần cứng cho điện thoại, sau khi mua lại bộ phận sản xuất mobile của Motorola đầu năm 2012.

 

4. PetroChina - 261,16 tỷ USD

Công ty lớn nhất của Trung Quốc tính theo giá trị vốn hóa thị trường này kinh doanh chủ yếu ở mảng thương mại hóa các sản phẩm xăng dầu và hóa chất có liên quan. Tính đến hết năm 2011, PetroChina vận hành tới 19.362 trạm xăng, sản xuất 87,15 triệu và bán ra 146 triệu tấn xăng, dầu diesel và dầu hỏa.

 

5. Berkshire Hathaway - 252,8 tỷ USD

Công ty chuyên về đầu tư của tỷ phú huyền thoại Warrent Buffett vinh dự đứng thứ 5 trong danh sách này. Berkshire Hathaway tham gia vào rất nhiều lĩnh vực với các vụ mua lại đình đám và đầy tính hiệu quả. Trong đó, bảo hiểm được xem là mũi nhọn của hãng này, bao gồm cả loại hình bảo hiểm thông thường và tái bảo hiểm.

 

6. General Electric - 243,74 tỷ USD

 General Electric được định vị như một công ty chuyên về sản xuất đồ công nghệ đa dạng và cung cấp các dịch vụ tài chính. Sản phẩm của hãng trải dài từ động cơ máy bay, thiết bị điện, thiết bị xử lý nước đến thiết bị y tế... Bản thân GE cũng khai thác một thị trường rất rộng lớn với khách hàng có ở hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.

 

7. Wal-Mart Stores - 242,53 tỷ USD

Ông trùm bán lẻ của Mỹ hoạt động rất rộng rãi và kinh doanh các mặt hàng cực kỳ phong phú thông qua các chi nhánh của mình trên khắp thế giới. Hệ thống của Wal-Mart bao gồm 3 phân khúc chính: Wal-mart US tại Mỹ, Wal-Mart International tại hơn 26 quốc gia và Sam's Club hợp tác cùng các hãng khác và bán hàng trực tuyến. Trong đó, phân khúc US chiếm phần lớn doanh thu với 60% lợi nhuận ròng năm 2012.

 

8. IBM - 239,53 tỷ USD

Công ty công nghệ IBM tham gia chủ yếu vào 5 lĩnh vực chính: Dịch vụ công nghệ toàn cầu, Dịch vụ tài chính toàn cầu, Phần mềm, Hệ thống và công nghệ và Tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó, việc thương mại hóa các sáng chế dựa trên nghiên cứu của IBM cũng đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ.

 

9. ICBC - 237,26 tỷ USD

Ngân hàng công thương Trung Quốc hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng và các dịch vụ tài chính liên quan, hỗ trợ đa dạng và đầy đủ cho cả các khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp. Tiềm lực tài chính của ICBC cũng rất mạnh mẽ khi mới đây, nó lần lượt mua lại các ngân hàng và công ty lớn như Standard Bank Argentina S.A.., Standard Investments S.A. Sociedad Gerente de Fondos Comunes de Inversion hay Inversora Diagonal Sociedad Anonima.

 

10. Microsoft - 234,83 tỷ USD

Đứng thứ 10 trong danh sách là gã khổng lồ phần mềm Microsoft của tỷ phú Bill Gates. Mặc dù hệ điều hành Windows và các ứng dụng văn phòng mới là mũi nhọn kinh doanh số 1 của Microsoft, hãng này cũng đã lấn sân sang lĩnh vực phần cứng béo bở mà Apple đang khai thác. Đó là khi Microsoft lần lượt tung ra các sản phẩm điện thoại và máy tính bảng trong vài năm trở lại đây, hứa hẹn một sự chuyển mình lớn trong định hướng kinh doanh của tập đoàn.

Vũ Vũ

Theo Forbes/ Infonet

Vũ Vũ

Theo Forbes/ Infonet

Bạn có thể quan tâm