Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 công ty hưởng lợi nhiều nhất khi có chiến tranh

Nhờ việc sản xuất máy bay chiến đấu, radar tên lửa... mà các công ty như Boeing, Lockheed Martin phát triển mạnh, đạt doanh thu hàng chục tỷ USD.

1. Lockheed Martin

Doanh thu bán vũ khí 2012: 36 tỷ USD

Lợi nhuận 2012: 2,7 tỷ USD

Số nhân viên: 120.000 người

Năm 2012, Lockheed Martin dẫn đầu thế giới về doanh thu bán vũ khí. Công ty tập trung vào các lĩnh vực: vũ trụ, an ninh toàn cầu và hệ thống công nghệ thông tin quân sự. Lockheed Martin từng nhận nhiều hợp đồng mua bán lớn từ chính phủ Mỹ và các công ty công nghệ hàng đầu Washington trong vòng 19 năm liên tiếp. Tuy nhiên, tháng 10/2012 theo yêu cầu cắt giảm chi tiêu cho quân sự của tổng thống Obama, công ty buộc phải sa thải hàng ngàn công nhân.

2. Boeing

Doanh thu bán vũ khí năm 2012: 27,6 tỷ USD

Lợi nhuận 2012: 3,9 tỷ USD

Số nhân viên: 174.400 người

Mặc dù việc bán vũ khí chỉ chiếm khoảng 34% tổng doanh thu toàn công ty nhưng Boeing vẫn là “gã khổng lồ” trong lĩnh vực này.  Ngoài vũ khí, nguồn thu chủ yếu của Boeing là từ việc sản xuất và bán máy bay thương mại, chiếm khoảng 49,1 tỷ USD vào năm 2012. 

3. BAE

Doanh thu bán vũ khí năm 2012: 26,9 tỷ USD

Lợi nhuận 2012: 2,6 tỷ USD

Số nhân viên: 88.200 người

BAE là nhà thầu thiết bị quân sự lớn nhất tại Anh. Việc bán vũ khí năm 2012 chiếm 95% tổng doanh thu của toàn công ty. Tuy nhiên, con số này giảm hơn so với năm 2011 là 29,2 tỷ USD. Tháng 4/2012, công ty công bố đóng cửa nhà máy Armstrong, nơi sản xuất xe tăng phục vụ trong Chiến tranh thế giới I và hoạt động từ năm 1847. Năm 2012, thất bại trong việc sáp nhập nhà thầu BEA với EADS đã làm ảnh hưởng đáng kể tới doanh thu của họ.

4. Raytheon

Doanh thu bán vũ khí năm 2012: 22,5 tỷ USD

Lợi nhuận 2012: 1,9 tỷ USD

Số nhân viên: 67.800 người

Doanh thu bán vũ khí của Raytheon năm 2012 là 22,5 tỷ USD, thấp hơn so với năm 2011. Công ty chuyên cung cấp những dịch vụ như phòng thủ tên lửa, radar và an ninh mạng. Trong khi Mỹ phải cắt giảm chi tiêu cho quốc phòng trong những năm gần đây thì Raytheon vẫn được hưởng lợi từ sự gia tăng những đơn hàng xuất khẩu. 

5. General Dynamics

Doanh số bán vũ khí năm 2012: 20,9 tỷ USD

Lợi nhuận 2012: 3,2 tỷ USD

Số nhân viên: 92.200 người

General Dynamics chuyên sản xuất máy bay, các loại xe chiến đấu viễn chinh. Tổng doanh thu từ hoạt động này ước tính khoảng 20,9 tỷ USD năm 2012, giảm hơn so với năm trước đó. Việc sụt giảm này là do công ty mất 2 tỷ USD bù đắp cho những hao tổn vì mất cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực quốc phòng của Mỹ.

6. Northrop Grumman

Doanh số bán vũ khí năm 2012:19,4 tỷ USD

Lợi nhuận 2012: 2 tỷ USD

Số nhân viên: 68.100 người

Northrop Grumman có trụ sở tại Virginia, hãng này chuyên sản xuất hệ thống tự động, radar phòng thủ tên lửa và hệ thống ứng phó với các sự cố quan trọng. Tháng 2/2012, Hải quân Mỹ ký hợp đồng trị giá 638 triệu USD với Northrop Grumman để lắp đặt hệ thống máy tính làm việc cho cơ quan này. Tổng doanh thu từ việc bán vũ khí của công ty ước đạt hơn 19 tỷ USD vào năm 2012, chiếm 77% lợi nhuận năm đó.

7. EADS

Doanh thu bán vũ khí năm 2012:15,4 tỷ USD

Lợi nhuận 2012: 1,6 tỷ USD

Số nhân viên: 140.000 người

Tổng doanh thu bán vũ khí của EAD đạt được năm 2012 là 15,4 tỷ USD, giảm 1 tỷ USD so với năm trước đó. Tuy nhiên, EAD vẫn giữ vị trí thứ 7 trong danh sách những công ty kiếm nhiều tiền nhất nhờ buôn bán vũ khí.

8. United Technologies

Doanh thu bán vũ khí 2012:13,5 tỷ USD

Lợi nhuận 2012: 5,2 tỷ USD

Số nhân viên: 218.300 người

United Technologies là công ty duy nhất trong danh sách có doanh số tăng liên tục qua các năm, đạt 13,5 tỷ USD vào năm 2012 trong khi năm 2011 là 11,6 tỷ USD, tổng lợi nhuận đạt 5,2 tỷ USD. Nguồn thu chủ yếu của công ty đến từ Black Hawk và máy bay quân sự Seahawk, chiếm khoảng 4,5 tỷ doanh thu bán vũ khí năm đó. 

9. Finmeccanica

Doanh thu bán vũ khí năm 2012: 12,5 tỷ USD

Lợi nhuận 2012: 1 tỷ USD

Số nhân viên: 67.408 người

Finmeccanica thua lỗ tới 1 tỷ USD vào năm 2012 do giá trị thiết bị điện tử quốc phòng sụt giảm nghiêm trọng. Tháng 2/2013, giám đốc điều hành Finmeccanica phải từ chức, ông bị bắt vì liên quan đến bê bối hối lộ các quan chức chính phủ Ấn Độ trong hợp đồng mua 12 máy bay trực thăng quân sự. Chí phí hối lộ được thanh toán cho việc mua máy bay khiến công ty phải mất đi một lượng tiền đáng kể.

10. L-3 Communication

Doanh thu bán vũ khí năm 2012: 10,8 tỷ USD

Lợi nhuận 2012: 782 triệu USD

Số nhân viên: 51.000 người

Công ty tập trung vào 4 lĩnh vực kinh doanh chính: thông tin liên lạc, hệ thống điện tử, chính sách hậu cần và an ninh quốc gia. Doanh thu từ việc bán vũ khí năm 2012 của công ty ước tính 10,8 tỷ USD giảm so với 2011 từ 12,5 tỷ. Con số này chiếm 82% tổng doanh thu toàn công ty. 

http://247wallst.com/special-report/2014/03/05/companies-profiting-the-most-from-war/3/

Phong Lâm

Theo 247wallst

Bạn có thể quan tâm