Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 chợ bán hàng 'độc' chỉ có ở Việt Nam

Chợ ve chai TP HCM, chợ côn trùng miền Tây hay chợ gà chọi Lào Cai... là những điểm mua bán độc đáo, thể hiện đặc trưng thị trường hàng hóa đa dạng ở Việt Nam.

1.	Chợ “gà chọi” Bắc Hà Chợ phiên Bắc Hà (thị trấn Bắc Hà, Lào Cai) những năm gần đây xuất hiện khu chợ mua bán gà chọi. Không nhất thiết mang gà đến chợ bán, nhiều người mang gà chọi đến chợ với mục đích giao lưu là chính. Thông thường, mỗi con gà chọi được bán với giá từ 1 đến 2 triệu đồng. Ảnh: Vietnamnet.

1. Chợ “gà chọi” Bắc Hà:

Chợ tồn tại bên cạnh chợ phiên Bắc Hà (Lào Cai). Không nhất thiết đến đây mua hay bán gà, nhiều người mang gà chọi đến chợ với mục đích giao lưu. Mỗi con gà chọi được bán ở chợ với giá từ 1 đến 2 triệu đồng. Ảnh: Vietnamnet.

2. Chợ chó mèo Lê Hồng Phong, quận 10, TP HCM:

Chợ hình thành từ khoảng năm 1990, ban đầu chỉ có vài hộ với mấy lồng nhỏ bán chó con. Đến năm 2000, những người bán chó cảnh ở chợ Cầu Muối (quận 1) bị giải tỏa, về đây thuê mặt bằng, hình thành chợ sôi động như bây giờ. Sau khi có chợ chó, các cửa hàng bán mèo cũng theo đó mọc lên. "Hàng" ở đây đủ loại, từ chó, mèo ta có giá 200.000 đồng mỗi con đến loại cao cấp nhập ngoại giá 30-40 triệu đồng. Nơi đây cũng là điểm thu mua chó, mèo bị mất cắp, nên nhiều người bị mất vật nuôi thường ra nơi này "nhận mặt" chó, mèo của mình và chuộc về. Ảnh: H.Linh.

3.	Chợ “súng đạn” ở Hà Nội Chợ phiên đồ cũ này mới hình thành chừng 2 tháng họp vào những ngày mồng 5, mồng 10, 15, 20, 25, 30 âm lịch hàng tháng. Ngoài những đồ cổ, đồ cũ đủ loại, những hộp tiếp đạn, vỏ lựu đạn, súng cũ hỏng, quân phục... từ thời chiến tranh chống Mỹ được bày bán khá nhiều. Những sản phẩm ở chợ có giá từ vài nghìn đồng cho đến hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Vietnamnet.

3. Chợ “súng đạn” ở Hà Nội:

Chợ phiên đồ cũ này họp định kỳ những ngày mồng 5, mồng 10, 15, 20, 25, 30 âm lịch hàng tháng. Ngoài đồ cổ, đồ cũ đủ loại, ở đây bán rất nhiều những hộp tiếp đạn, vỏ lựu đạn, súng cũ hỏng, quân phục cũ.... Những sản phẩm ở chợ có giá từ vài nghìn đồng cho đến hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Vietnamnet.

4.	Chợ gỗ vụn Bắc Ninh Trên đoạn đường ven đê dài gần 2 km dẫn vào làng Đông Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) - ngôi làng giàu nhất Việt Nam, một chợ mua bán gỗ vụn ngày nào cũng họp. Gỗ được bán tại chợ này chỉ có một loại là trắc. Giá bán loại hàng đặc biệt này cũng tương đối đặc biệt, dao động vài nghìn đồng đến 40-50 triệu đồng. Chợ diễn ra hàng ngày, từ khoảng 5h sáng cho đến tối mịt. Tất cả các loại gỗ trắc, từ những mảnh gỗ vụn cho đến những tấm ván thô hoặc đã qua sử dụng, được sơn, bào đều được bày bán tại đây. Gỗ vụn, thô thường bán theo cân với giá khoảng 1 triệu đồng/kg. Những tấm ván dài, nguyên mảng to có giá từ 10 đến 50 triệu đồng/tấm.

4. Chợ gỗ vụn Bắc Ninh:

Trên đoạn đường ven đê dài gần 2 km dẫn vào làng Đông Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh), ngôi làng được mệnh danh giàu nhất Việt Nam, chợ mua bán gỗ trắc vụn ngày nào cũng họp. Ở đây, gỗ vụn, thô thường bán theo cân, với giá khoảng 1 triệu đồng/kg. Những tấm ván dài, nguyên khối có giá từ 10 đến 50 triệu đồng mỗi tấm. Ảnh: Ngọc Lan.

5. Chợ Viềng Nam Định:

Chỉ họp mỗi năm một lần và họp từ nửa đêm đến rạng sáng, chợ Viềng (thị trấn Gôi, Nam Định) là khu chợ nổi tiếng nhất miền Bắc. Người đi chợ quan niệm, đến đây để mua may, bán rủi, nên ai cũng sẽ mua ít nhất một món đồ về nhà, và hầu như không mặc cả. Trước đây, chợ Viềng chỉ bán nông cụ, đặc biệt là dao, rìu, lưỡi cày..., nhưng nay sản phẩm đã đa dạng hơn. Ảnh: Lao Động.

Đi chợ chuột lớn nhất miền Tây

Mỗi ngày, chợ Phù Dật, xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang) tiêu thụ hết 3-5 tấn chuột. Việc săn bắt, mua bán loài vật gặm nhấm này mang lại thu nhập ổn định cho người dân.


6. Chợ Âm Phủ Đà Lạt, Lâm Đồng: Nhắc đến Đà Lạt, người ta không thể không nhớ đến vẻ đẹp về đêm ở chợ Âm Phủ. Chợ họp từ 19 giờ tối đến tận 3-4 giờ sáng. Dù mang cái tên rùng rợn - Chợ Âm Phủ - nhưng không khí ở chợ đêm Đà Lạt rất náo nhiệt. Nhiều du khách đến đây đều ghé qua chợ để mua áo len, áo khoác, khăn len,... Bên cạnh đó, khu chợ này là thiên đường của những món nướng ngon, giá rẻ.

6. Chợ Âm Phủ Đà Lạt, Lâm Đồng:

Nhắc đến Đà Lạt, người ta không thể không nhớ đến vẻ đẹp về đêm ở chợ Âm Phủ. Chợ họp từ 19h tối đến khoảng 4h sáng hôm sau. Chợ đêm Đà Lạt rất náo nhiệt với hàng hóa chủ yếu là các loại quần áo, mũ, khăn len phục vụ khách đến xứ lạnh. Khu chợ này cũng là thiên đường của những món nướng giá rẻ. Ảnh: Zen Nguyễn.

7.	Chợ côn trùng miền Tây Chợ biên giới Tịnh Biên - An Giang được biết đến là một chợ côn trùng. Hàng hóa nơi đây phổ biến là các loại “hàng độc”, cực độc như mối chúa, rết, bò cạp, tắc kè, nhện hùm,… Bò cạp giá 4.000-5.000 đồng/con, bửa củi sống 1.500-2.000 đồng/con, rết và nhện hùm khoảng 30.000-40.000 đồng/con. Loài nhện hùm cũng được bán với giá 30.000 -35.000 đồng/con tùy lớn nhỏ. Ảnh: Ngọc Trinh.

7. Chợ côn trùng miền Tây:

Chợ biên giới Tịnh Biên - An Giang được biết đến là một chợ côn trùng với vô số loại đặc biệt được bày bán. Từ các loại cực độc như rắn, rết, bọ cạp, tắc kè, nhện hùm,… đến đuông dừa, ve sầu, mối chúa. Bọ cạp ở chợ được bán lẻ giá 4.000-6.000 đồng mỗi con, bửa củi sống mỗi con 1.500-2.000 đồng, rết và nhện hùm khoảng 30.000-40.000 đồng mỗi con.... Ảnh: Ngọc Trinh.

8.	Chợ chuột lớn nhất miền Tây Chợ Phù Dật ở xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang) được xem là chợ chuột lớn nhất miền Tây. Hoạt động mua bán tại đây sôi động nhất từ 5h đến 9h sáng. Trung bình mỗi ngày có 3 đến 5 tấn chuột được làm thịt. Nơi tiêu thụ là các nhà hàng và quán nhậu ở miền Tây, TP HCM và cả miền Bắc.

8. Chợ chuột Phù Dật:

Đây được xem là chợ chuột lớn nhất miền Tây. Chợ nằm ở xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Hoạt động mua bán sôi động nhất vào 5h-9h sáng mỗi ngày. Trung bình hàng ngày có 3 đến 5 tấn chuột được tiêu thụ lẻ. Chuột ở chợ còn được bán đi khắp cả nước, nhiều nhất là TP HCM và ra cả miền Bắc. Ảnh: Ngọc Trinh.

9. Chợ nón Bình Đình: Chợ nón Gò Găng (An Nhơn, TP. Quy Nhơn, Bình Định) chỉ họp từ khoảng tầm 3h, 4h sáng. Chợ còn có tên là

9. Chợ nón Gò Găng:

Chợ nón Gò Găng nằm ở xã An Nhơn, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định chỉ họp tầm 3h-4h sáng, nên còn có tên là "Chợ Gà Gáy". Chợ chỉ bán một mặt hàng duy nhất là nón lá thô, vật dụng làm nón, và thường diễn ra dưới ánh đèn dầu. Ảnh: Báo Bình Định.

10. Chợ ve chai TP HCM: Cứ vào ngày chủ nhật hàng tuần, những người yêu thích sưu tập đồ cũ có từ xa xưa, lại tìm đến phiên chợ ve chai nằm trong khuôn viên của một quán cà phê ở phường 11, quận Bình Thạnh, TP HCM. Phiên chợ bày bán đủ mọi loại hàng hóa, từ bình dân đến cao cấp như bật lửa zippo, đồng hồ cũ, những món nữ trang cổ, đĩa nhạc xưa, đến những chiếc xe cổ đắt giá hay chiếc camera cổ nhất thế giới...

10. Chợ ve chai TP HCM:

Sáng chủ nhật hàng tuần, những người yêu thích sưu tập đồ cũ lại tìm đến phiên chợ ve chai nằm trong khuôn viên một quán cà phê ở phường 11, quận Bình Thạnh, TP HCM. Phiên chợ bày bán đủ mọi loại hàng hóa, từ bình dân đến cao cấp như bật lửa zippo, đồng hồ cũ, những món nữ trang cổ, đĩa nhạc xưa, đến những chiếc xe cổ đắt giá hay chiếc camera cổ nhất thế giới. Ảnh: Trần Ngọc Linh.

Chợ côn trùng độc nơi biên giới

Chợ biên giới Tịnh Biên - An Giang được biết đến là một chợ côn trùng, bởi hàng hóa nơi đây rất nhiều là các loại “hàng độc” như mối chúa, rết, bò cạp, tắc kè, nhện hùm…

Chợ chó mèo lớn nhất Sài Gòn

Đường Lê Hồng Phong (Q.10) được coi là chợ mua bán chó, mèo xôm tụ nhất TP.HCM. Hai bên đường đầy những lồng, cũi với tiếng chó mèo náo loạn.

Ngọc Lan (Tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm