Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 bộ phận cơ thể con người đang tự sản xuất (kỳ 2)

Võng mạc nhân tạo chứa các chip điện tử có thể mang lại ánh sáng cho người mù vào một ngày nào đó, còn mũi nhân tạo có thể giúp con người phát hiện các bệnh.

Sản xuất tai bằng công nghệ in ba chiều

Ảnh minh họa: Lindsay France/Cornell University
Ảnh minh họa: Đại học Cornell

Chúng ta đã tìm ra công nghệ nhân tạo để phục hồi thính lực, nhưng chưa tái tạo được phần bên ngoài của tai. Các loại tai giả hiện nay giống đồ chơi bằng nhựa. Nhưng hiện nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một phương pháp mới để chế tạo một loại tai thật từ tế bào. Đây là tế bào của chuột và bò. Chúng tạo thành một loại gel collagen. Người ta dựng một khuôn hình tai người bằng máy in 3D rồi đổ gel vào để tạo ra tai giả chỉ trong gần một giờ. Sau khi nuôi dưỡng vài ngày, người ta sẽ cấy tai cho bệnh nhân.

10 bộ phận cơ thể con người đang tự sản xuất (kỳ 1)

Các nhà khoa học tại Áo chế tạo thành công não người nhờ tế bào gốc, còn các nhà khoa học Mỹ tạo ra loại cánh tay giả có khả năng gửi tín hiệu tới não.

Loại tai giả từ công nghệ in ba chiều sẽ hữu ích đối với những người gặp tai nạn hay mắc tật tai nhỏ, một loại bệnh khiến tai không phát triển.

Mũi phát hiện bệnh

Ảnh minh họa: blogspot.com
Ảnh minh họa: blogspot.com

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Illinois (Mỹ) đang nghiên cứu một thiết bị có thể xác định hóa chất thông qua mùi. Sau đó họ tạo ra một loại mũi nhân tạo dựa vào mùi của vi khuẩn để xác định các bệnh liên quan. Tuy nhiên, thiết bị ấy không có hình dạng giống mũi. Nó là một chai nước đầy chất dinh dưỡng lỏng để nuôi cấy vi khuẩn. Tuy nhiên, nó có thể ngửi một mẫu máu trong vài ngày và xác định loại vi khuẩn trong máu.

Tuyến tụy nhân tạo

Ảnh minh họa (nguồn: listverse.com)
Ảnh minh họa: blogspot.com

Nếu tuyến tụy không tiết insulin, con người sẽ phải tiêm insulin trực tiếp vào cơ thể. Vì vậy, người mắc tiểu đường sẽ phải thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu và tiêm insulin. Tuy nhiên, tuyến tụy nhân tạo sẽ tự động tiêm insulin. Thiết bị có hình dạng giống ống bơm insulin thông thường. Nó sẽ liên tục tiêm insulin vào bệnh nhân qua da, kiểm tra đường trong máu và tự điều chỉnh cho phù hợp. Vì vậy, ngay cả khi người bệnh ngủ, họ cũng sẽ không rơi vào trạng thái sốc vì lượng đường tụt xuống quá thấp.

Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã cho phép thương mại hóa tuyến tụy nhân tạo.

Mắt nhân tạo

Ảnh minh họa (nguồn: listverse.com)
Ảnh minh họa: blogspot.com

Phục hồi thị lực phức tạp hơn nhiều so với phục hồi thính lực. Với người khiếm thị, võng mạc của họ không gửi tín hiệu từ tế bào thụ quang tới não. Để chế tạo mắt nhân tạo, chúng ta phải hiểu phương thức xử lý tín hiệu của võng mạc, nhưng mãi tới gần đây, các nhà khoa học mới khám phá ra phương thức này. Thông qua thí nghiệm trên chuột và khỉ, nhóm nghiên cứu Đại học Y khoa Weill Corner (Mỹ) đã chế tạo võng mạc nhân tạo chứa các chip điện tử có thể chuyển hình ảnh thành tín hiệu và các máy phát nhỏ chuyển tín hiệu điện thành ánh sáng.

Những đôi mắt giả ấy đã phục hồi thị lực cho chuột. Thí nghiệm tiếp theo trên khỉ sẽ mang lại hy vọng cho con người.

Ngón tay USB

Ảnh minh họa: Jerry Jalava
Ngón tay giả có khả năng chứa dữ liệu của Jerry Jalava. Ảnh: Jerry Jalava

Khi Jerry Jalava, lập trình viên người Phần Lan, gặp tai nạn mô tô vào năm 2008, ông phải đối mặt với một bi kịch. Ông mất ngón tay và sẽ gặp nhiều khó khăn trong công việc. Một phẫu thuật viên từng đùa với Jalava rằng ông nên mua một “ngón tay USB”. Vì thế Javala quyết định chế tạo một ngón tay giả chứa hai gigabyte dữ liệu. Hiện tại, ông có thể cắm ngón tay vào máy tính bằng cách lột móng tay ra, để lộ đầu cắm USB. Tất nhiên, ông còn có thể tháo toàn bộ ngón tay.

Jalava dự định nâng cấp ngón tay với thiết bị nhận dạng tần số vô tuyến và các thiết bị hỗ trợ không dây. Ông còn muốn nâng dung lượng bộ nhớ. 

http://listverse.com/2013/12/11/10-body-parts-science-is-replacing/

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm