Công văn nêu rõ trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 2/8, Bộ Y tế đã có Công văn số 6202 gửi các địa phương về việc tiêm chủng vaccine trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16.
Đồng thời, Bộ Y tế ưu tiên phân bổ vaccine cho TP.HCM, Hà Nội, tỉnh Bình Dương, Long An và Đồng Nai để triển khai tiêm chủng chống dịch.
Đến nay, TP.HCM, tỉnh Long An và Bình Dương đã được phân bổ số vaccine đủ để bao phủ mũi thứ nhất cho 100% người từ 18 tuổi trở lên.
Để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, tại công điện do Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long ký ban hành, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trên tiếp tục chỉ đạo đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nội dung.
Nhân viên y tế mang vaccine đến tận nhà để tiêm cho người cao tuổi ở TP.HCM. Ảnh: Phạm Ngôn. |
Cụ thể, các tỉnh, thành này phải tổ chức tiêm chủng cho tất cả trường hợp từ 18 tuổi trở lên (bao gồm cả phụ nữ có thai) sinh sống và làm việc trên địa bàn và hoàn thành tiêm chủng mũi 1 cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi trước 15/9; tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.
Trong đó, TP. Hà Nội ưu tiên tiêm sớm cho những người có bệnh lý nền, người cao tuổi, người dân tại vùng đỏ, vùng cam, khu vực có mật độ dân cư cao.
Các lực lượng tham gia tiêm chủng bao gồm cả y tế nhà nước và tư nhân, bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh, y tế các ngành...; tổ chức tiêm tại những cơ sở cố định và bố trí nhiều điểm tiêm chủng lưu động tại khu dân cư, cơ quan, đơn vị...
Ngoài ra, không giới hạn số lượng người tiêm trong mỗi buổi tiêm chủng, giảm bớt thủ tục hành chính, phát huy tối đa năng lực tiêm của các điểm tiêm chủng.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở tiêm chủng sử dụng ứng dụng nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý và theo dõi tiến độ tiêm chủng.
Cũng tại công điện, Bộ Y tế đề nghị 5 địa phương này hướng dẫn người dân điền phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng, phiếu sàng lọc trên nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử hoặc trên bản giấy, thực hiện khai báo y tế trước khi tham gia tiêm chủng.
Cơ quan chức năng thông báo thời gian và địa điểm tiêm để người dân đến tiêm đầy đủ, đúng giờ và không tập trung đông người tại một thời điểm; sắp xếp thời gian theo dõi sau tiêm chủng phù hợp.
Những người thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng tiếp tục theo dõi và sắp xếp tiêm chủng trong thời gian sớm nhất khi có đủ điều kiện.
Những người thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng có thể tiêm tại tất cả cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, không bắt buộc tiêm tại bệnh viện, cơ sở điều trị.
Tại các khu vực phong tỏa, chính quyền địa phương căn cứ số lượng người dân để bố trí điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động phù hợp, tránh để người dân phải di chuyển đến khu vực khác khi tham gia tiêm chủng.
Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố tổ chức triển khai tiêm chủng phù hợp với tình hình dịch bệnh và coi công tác tiêm chủng là nhiệm vụ ưu tiên, cấp bách trong tình hình hiện nay.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.