![]() |
Trung Quốc không ngừng đe dọa các bãi đá của Trường Sa, từ bãi đá Cô Lin đến Gạc Ma và nay là bãi Chữ Thập. Ảnh: SCMP |
25 năm sau khi sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép Gạc Ma và 6 bãi đá trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc lại một lần nữa bất chấp luật pháp và sự phản đối của dư luận quốc tế, đang tìm cách cải tạo, mở rộng lấn chiếm quy mô lớn, biến rạn san hô ngầm này trở thành đảo nhân tạo với ý đồ từng bước thâu tóm và độc chiếm Biển Đông.
Biến đá ngầm thành đảo nhân tạo...
Đá Gạc Ma là rạn san hô nằm ở đầu phía tây nam của cụm Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Nằm cách rạn gần nhất là đá Cô Lin hơn 3 km về phía đông nam và được bao quanh bởi vành đai san hô trắng, phần lớn bãi đá này chìm dưới mặt nước.
Sau khi sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép bãi đá từ năm 1988, Trung Quốc từng bước cải tạo, xây dựng trên bãi đá này những cấu trúc vững chắc và biến nơi này thành một trong những tiền đồn quân sự phi pháp của họ trên Biển Đông.
Mọi thứ một lần nữa thay đổi nhanh chóng kể từ cuối tháng 2/2014, khi quân đội Trung Quốc tiến hành các hoạt động cải tạo, mở rộng và lấn chiếm với quy mô lớn chưa từng có. Hàng chục máy xúc, máy ủi, cần cẩu với các tàu bè lớn nhỏ ngày đêm bơm hút một lượng cát khổng lồ lên Gạc Ma.
Chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm, từ một bãi đá ngầm nửa nổi nửa chìm, Gạc Ma hiện nay trở thành một hòn đảo nhân tạo với những kết cấu rất rõ ràng của một cảng nước sâu, một cầu tàu quy mô lớn, một sân đỗ rộng với đường băng khá dài... Theo như bản quy hoạch do báo chí Trung Quốc tiết lộ, quân đội Trung Quốc đang có ý định biến Gạc Ma trở thành một căn cứ quân sự hỗn hợp không thể chìm với đầy đủ cơ sở vật chất, hậu cần, kỹ thuật, thông tin...
Đáng lo ngại hơn, những gì đang diễn ra ở Gạc Ma chỉ là một phần điển hình trong kế hoạch rộng lớn, tham vọng và phi pháp của Trung Quốc đối với Biển Đông. Trung Quốc cũng đang tiến hành cải tạo, lấn chiếm quy mô lớn ở các đá Châu Viên, Huy Gơ, Gia Ven và Xu Bi... Đây thực sự là những nguy cơ đe dọa đối với hòa bình, ổn định của cả khu vực Đông Nam Á và Đông Á.
Biến biển Đông thành ao nhà...
Những hoạt động ngang ngược của Trung Quốc không chỉ vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), mà còn tạo ra một thực trạng mới hết sức nguy hiểm ở Trường Sa và Biển Đông. Một khi Trung Quốc hoàn thành việc mở rộng lấn chiếm và bố trí lại lực lượng của họ ở khu vực, sẽ tạo ra một tương quan lực lượng mới rất nguy hiểm với ưu thế vượt trội về mọi mặt thuộc về Trung Quốc.
Về địa chiến lược, Trường Sa nói chung và Gạc Ma nói riêng có vị trí hết sức đắc địa. Gạc Ma là nút thắt của cả cụm đảo Sinh Tồn và cụm đảo phía bắc (Song Tử); nằm án ngữ trên các tuyến hải trình ra Trường Sa, và đi qua khu vực Biển Đông, rất gần với bờ biển Việt Nam (chỉ khoảng 250 km về phía đông), nơi chúng ta đang có rất nhiều cơ sở quan trọng về kinh tế, xã hội, và an ninh - quốc phòng. Gạc Ma và nhất là đá Châu Viên, rất gần với khu vực bãi Tư Chính - Vũng Mây và khu vực các nhà giàn DK 1 của Việt Nam - nơi có những tiềm năng to lớn về dầu khí và tài nguyên khoáng sản.
Về bố trí lực lượng, hiện nay các bên liên quan như Việt Nam, Malaysia, Philippines hay Đài Loan chỉ bố trí ở khu vực này một số lực lượng đồn trú quy mô nhỏ và các cấu trúc hiện tại chủ yếu để phòng thủ, bảo vệ là chính. Còn với những gì mà Trung Quốc đang làm, họ sẽ xác lập các căn cứ không quân, hải quân, thông tin, hậu cần... hỗn hợp ở Gạc Ma và các điểm đảo khác.
Trung Quốc mở rộng Gạc Ma: Hành vi thâm độc và nguy hiểm
Việc Trung Quốc cải tạo đất và xây đảo nổi trên bãi đá ngầm Gạc Ma của Việt Nam là một mũi tên nhắm vào nhiều mục tiêu nguy hiểm, các chuyên gia quốc tế cảnh báo.
Mối họa của căn cứ quân sự Trung Quốc xây trái phép ở Gạc Ma
Cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines cảnh báo rằng, nếu Trung Quốc hoàn thành kế hoạch xây căn cứ quân sự ở đảo Gạc Ma, sự ổn định của ASEAN sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Trung Quốc tập trận bảo vệ giàn khoan gần Vịnh Bắc Bộ
Quân đội Trung Quốc vừa tổ chức một cuộc tập trận tại vùng biển gần lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông, mô phỏng một giàn khoan dầu của nước này bị các tàu cá nước ngoài bao vây.