Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xung đột sắc tộc đe dọa tiến trình cải cách của Myanmar

Các vụ đụng độ đang diễn ra giữa tín đồ phật giáo với người thiểu số Hồi giáo (bắt nguồn từ những xung đột lâu năm) có thể đe dọa sự ổn định và nền dân chủ mong manh của Myanmar, Tổng thống Thein Sein cảnh báo.

Xung đột sắc tộc đe dọa tiến trình cải cách của Myanmar

Các vụ đụng độ đang diễn ra giữa tín đồ phật giáo với người thiểu số Hồi giáo (bắt nguồn từ những xung đột lâu năm) có thể đe dọa sự ổn định và nền dân chủ mong manh của Myanmar, Tổng thống Thein Sein cảnh báo.

Cảnh sát có mặt tại hiện trường để đảm bảo an ninh, trong khi lực lượng cứu hỏa đang dập tắt đám cháy sau xung đột.

Mối thù giữa người Rakhine và người Rohingya tồn tại từ nhiều thập kỷ. Năm 1942, lợi dụng khoảng trống quyền lực được tạo ra khi quân đội Anh rút khỏi Myanmar, quân đội Nhật chưa kịp nhảy vào thế chỗ, người Rakhine gây ra cuộc tàn sát đẫm máu chống lại các dân tộc khác.

Ở thời kỳ này, người Rakhine xem người Rohingya như là những kẻ ngoại đạo vì họ vốn là hậu duệ của các lao động người Bangladesh do chính quyền thực dân Anh đưa sang Myanmar hơn một thế kỷ trước đó. 750.000 người Rohingya bị xem là một trong những dân tộc thiểu số khốn khổ nhất và bị áp bức nặng nền nhất trên thế giới, bị tước đoạt hết các quyền lợi. Năm 1982, chính quyền quân sự tước quyền công dân Myanmar của họ, đẩy dân tộc này vào tình cảnh nhập cư bất hợp pháp và vô quốc tịch.

Họ không được phép rời khỏi làng, cũng không thể kết hôn mà chưa nhận được sự cho phép. Họ bị cấm không được sinh con thứ 3. Và trong nhiều năm, chính quyền Myanmar đối xử với người Rohingya như những nô lệ, theo CS Monitor.

Riêng tại khu vực phía Bắc bang Arakan, người Rohingya dù chiếm 90% dân số nhưng bị các người Rakhine định cư ở khu vực này bài trừ và phân biệt đối xử khi xem họ là “những người Hồi giáo Bengal”.

Theo ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Giám sát Nhân quyền, trong nhiều thế kỷ, giới cầm quyền quân sự Myanmar thổi bùng ngọn lửa thù địch chủng tộc để dễ bề chia và trị.

Kết quả là người Rohingya trải qua lịch sử đầy biến động vào đau thương. Năm 1978, khoảng 200.000 người Rohingya vì sự an toàn bản thân phải chạy sang Bangladesh. Đến năm 1991,  250.000 người khác cũng phải chạy trốn vì lý do tương tự.

Tuy nhiên, phía Bangladesh từ chối tiếp nhận họ. Tương tự như vậy, cuối tuần qua, tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Bangladesh buộc thuyền của người Rohingya quay về khi họ tìm cách chạy trốn khỏi bạo lực trên quê hương mình.

“Việc người Rohingya tuyên bố họ là một tộc người thiểu số khiến người Rakhines quan ngại rất có thể từ đây, họ sẽ tiếp tục  tuyên bố có chủ quyền lãnh thổ”, ông Wong Aung, một người dân tộc Rakhine đang sống lưu vong tại Thái Lan, điều hành một tổ chức phi chính phủ về môi trường tiết lộ.

Trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2010, người Rohingya đã được quyền đi bỏ phiếu. Trong cuộc bầu cử này, Liên minh Đoàn kết và Phát triển Myanmar giành thắng lợi. Một chính phủ trên danh nghĩa dân sự mới được thành lập và hứa hẹn các cải cách dân chủ.

Tuy nhiên, đây chỉ là lời hứa hẹn suông. Chính phủ mới "rất rõ ràng báo cáo với quốc hội rằng người Rohingya là vấn đề an ninh quốc gia và rằng họ không phải là người Myanmar gốc nên không được hưởng các quyền lợi", ông Chris Lewa, giám đốc Dự án Arakan, một nhóm vận động chính sách có trụ sở tại Bangkok nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Robertson quan ngại, việc chính phủ lảng tránh giải quyết các khiếu nại của người Rohingya "đặt ra mối bận tâm lớn về khả năng của chính phủ để xây dựng một Myanmar hòa bình và đa sắc tộc”. Ông lập luận: “Nếu họ thực sự cải cách, họ phải nhận ra Myanmar thuộc về tất cả các nhóm dân tộc và chủng tộc”.

Lạc quan hơn, theo ông Martin Smith, một chuyên gia về Myanmar chia sẻ, chính phủ mới bắt đầu cải cách chính trị, trong đó, các vấn đề cũ đang nổi lên và đang giành được nhiều sự quan tâm.

“Khi chính phủ cải cách, các vấn đề cũ nổi lên và phải được xử lý sau nhiều năm bỏ bê. Các vấn đề cũ đang thu hút sự chú ý mới”, ông Smith tin tưởng. Rõ ràng, các cuộc xung đột chủng tộc đẫm máu giữa các nhóm thiểu số ở miền Tây Bắc Myanmar đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về hiểm họa đe dọa nghiêm trọng nền dân chủ đang ở thời kỳ thai nghén và do đó, vô cùng mong manh của nước này.

Tổng thống Obama cảnh báo: “Nếu đặt các vấn đề chủng tộc và tôn giáo lên hàng đầu… nếu tiếp tục khủng bố, giết hại và trả thù lẫn nhau… nền dân chủ, hòa bình và ổn định sẽ bị tác động và nhiều khi sẽ bị mất đi”.

Myanmar có nhiều dân tộc thiểu số nổi dậy chống chính phủ kể từ khi tuyên bố độc lập năm 1948. Họ đấu tranh đòi quyền tự trị về mặt kinh tế và chính trị với chính quyền Trung ương, do dân tộc Bamar đa số nắm quyền.

Nhưng tính chất các vụ đụng độ gần đây thay đổi khi 2 dân tộc thiểu số lại quay ra chống đối lẫn nhau. Điều này làm tổn hại đến hình ảnh của chính phủ Myanmar khi họ đang nỗ lực xóa bỏ hình ảnh chính quyền quân sự thống trị đất nước, trở nên dân chủ và mềm dẻo hơn.

Phương Đăng

Theo Infonet.vn

Phương Đăng

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm