Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Xử lý ra sao người lợi dụng tiêm vaccine để thu lợi bất chính?

Theo luật sư, người thu lợi từ việc tiêm vaccine bị phạt 3-5 triệu đồng. Nếu có dấu hiệu hình sự, người vi phạm có thể bị xử lý về một trong 5 tội danh theo Bộ luật Hình sự 2015.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cũng vừa yêu cầu Công an Hà Nội vào cuộc điều tra vụ một công chức phường Cống Vị, quận Ba Đình thu tiền để sắp xếp cho người dân tiêm vaccine mà không phải đăng ký. Theo báo chí phản ánh, số tiền mỗi người phải nộp cho cán bộ này từ 800.000 đến một triệu đồng.

Hành vi lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính đã khiến nhiều người bức xúc. Họ muốn biết cá nhân vi phạm trong trường hợp này bị xử lý ra sao?

Luật sư Trần Xuân Tiền - Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Đội

Hành vi này đi ngược tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng và bộ Y tế về việc tiêm vaccine miễn phí, không nhận tiền, bồi dưỡng từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân đến tiêm chủng. Việc một số cá nhân móc nối, tổ chức tiêm vaccine dịch vụ nhằm trục lợi đã vi phạm nguyên tắc bình đẳng, công bằng, công khai, minh bạch trong tiêm chủng.

Dưới góc độ y đức, hành vi đòi tiền bồi dưỡng rất đáng bị lên án, thể hiện sự nhẫn tâm, cơ hội, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề y. Đây cũng được coi là biểu hiện của việc đưa, nhận, môi giới hối lộ trong quá trình tiêm chủng, là một trong các hành vi bị cấm của Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009.

Theo Khoản 3, Điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ, những hành vi vi phạm quy định về sử dụng vaccine như không thực hiện đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn chuyên môn về an toàn tiêm chủng, quản lý đối tượng tiêm chủng; tính vào giá dịch vụ tiêm chủng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch đối với các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm có thể bị phạt tiền 3-5 triệu đồng.

Cơ sở y tế vi phạm có thể bị đình chỉ hoạt động 1-3 tháng còn cán bộ vi phạm bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong 1-3 tháng. Người vi phạm cũng phải hoàn trả số tiền đã thu sai quy định, trường hợp không hoàn trả được cho đúng người thì số tiền này được nộp vào ngân sách Nhà nước.

Khi hành vi có dấu hiệu phạm tội hình sự, cơ quan công an sẽ vào cuộc. Tùy thuộc tính chất hành vi vi phạm, những cá nhân liên quan có thể bị xử lý về một trong các tội theo Bộ luật Hình sự 2015 như Tham ô tài sản (Điều 353), Nhận hối lộ (Điều 354), Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355), Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 357) hay Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358).

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng cần xem xét trách nhiệm của người quản lý, đứng đầu các cơ sở y tế trong việc để nhân viên thực hiện hành vi vi phạm, từ đó xử lý đúng người, đúng tội để mọi người dân được bình đẳng, giữ vững niềm tin của nhân dân vào chương trình tiêm chủng vaccine phòng Covid-19.

Tôi có bị phạt nếu trả mặt bằng thuê nhà trong mùa dịch?

Luật sư cho biết do việc dịch bệnh bùng phát không thuộc trường hợp được chấm dứt nghĩa vụ hợp đồng, người thuê nhà vẫn có thể bị phạt nếu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Dùng xe 'luồng xanh' chở đồ không thiết yếu, tài xế bị xử lý ra sao?

Theo luật sư, mức phạt áp dụng với tài xế vi phạm là 5-10 triệu đồng. Trường hợp làm lây lan dịch bệnh, người liên quan có thể bị xử lý hình sự.

Xâm phạm quyền tác giả, chủ website phimmoi.net bị xử lý ra sao?

Luật sư cho biết với hành vi xâm phạm quyền tác giả, người vi phạm sẽ đối diện với mức án nặng nhất là 3 năm tù giam.

Hoàng Linh

Bạn có thể quan tâm