Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xót xa cuộc sống của các nghệ sĩ khi về già

Văn Hiệp, Trần Hạnh, Lê Hựu là những người đã có sự cống hiến cho nghệ thuật, nhưng khi về già họ phải sống khốn khó, chật vật.

Xót xa cuộc sống của các nghệ sĩ khi về già

Văn Hiệp, Trần Hạnh, Lê Hựu là những người đã có sự cống hiến cho nghệ thuật, nhưng khi về già họ phải sống khốn khó, chật vật.

Nghệ sĩ hài Văn Hiệp

Sinh năm 1942, là một trong những diễn viên tốt nghiệp khóa đầu tiên của trường Sân khấu - Kịch nói (nay là Đại học Sân khấu - Điện ảnh), từng công tác tại Nhà hát kịch Việt Nam, đảm nhiệm hơn 1000 vai diễn thuộc nhiều thể loại cả chính kịch và hài kịch như Người vác tù và hàng tổng, kịch Nila, Đôi mắt, Hoa pháo, Nghêu - Sò - Ốc - Hến, Ông già hồn nhiên… Tuy nhiên, khi về già, nghệ sĩ hài Văn Hiệp đã phải sống một cuộc đời cô độc và nhiều nỗi buồn.

Lên sân khấu, truyền hình, nghệ sĩ hài Văn Hiệp là trưởng thôn, nhưng ngoài đời, ông lặng lẽ một mình.

Vợ đi xuất khẩu lao động ở Đức hơn 20 năm, nghệ sĩ hài Văn Hiệp sống một mình trong căn nhà đơn sơ, sau này dù sống cùng con trai, nhưng không vì thế cuộc sống của ông bớt đi những gian truân.

Góp tiếng cười cho đời, tuy nhiên, về bản thân, nghệ sĩ hài Văn Hiệp lại giấu kín. Dù bị bệnh nặng, nhưng ông nhất định không chịu đến bệnh viện, cứ lặng lẽ kì cạch đi đóng phim. Mãi đến cuối năm ngoái, ông gục ngã hẳn nhiều người mới biết về căn bệnh khó chữa của ông.

Ngày 23 Tết đến bệnh viện, các bác sĩ nói căn bệnh của ông đã quá muộn để chữa trị vì bắt đầu di căn. Từ đó, nghệ sĩ hài Văn Hiệp nằng nặc đòi về nhà, nhất định không bao giờ bước chân đến bệnh viện thêm một lần nào. Đến tận lúc cận kề cái chết, ông vẫn sợ tốn tiền của các con, sợ con cháu mất thời gian trông nom, sợ đếm những ngày tháng cuối đời qua ô cửa sổ ở nơi toàn tiếng lách cách kim tiêm và mùi thuốc men.

Ra đi ở tuổi 71, nghệ sĩ hài Văn Hiệp để lại nhiều tiếc thương cho người hâm mộ về một người nghệ sĩ giản dị, hết mình vì nghệ thuật.

Một góc phòng nhỏ nơi nghệ sĩ hài Văn Hiệp sống trước khi  qua đời.

NSƯT Trần Hạnh

Cùng thời với nghệ sĩ hài Văn Hiệp, NSƯT Trần Hạnh được nhớ đến với những vai diễn khắc khổ, hiền lành. Ở tuổi 83, người nghệ sĩ già sống khá đơn sơ, giản dị. Căn nhà của ông nằm lặng lẽ trong một con ngõ nhỏ ở gần ga Trần Quý Cáp, Hà Nội với rất ít đồ đạc. Phòng thờ vừa là nơi tiếp khách, nơi ngủ của hai bố con. Chỗ ngủ của ông đơn giản, chỉ là tấm chiếu mỏng được trải ra dưới lớp chăn cũ kỹ vì không quen nằm đệm, nằm giường.

NSƯT Trần Hạnh đã từng tâm sự, đời ông khổ hơn trên phim.

Cách đây 2 năm, vợ ông qua đời do bệnh nặng. Một mình ông phải quán xuyến việc nhà từ nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo. Con trai út của ông 20 năm trước bị tai nạn giao thông nghiêm trọng ảnh hưởng đến dây thần kinh nên giờ anh không còn tỉnh táo. Vì vậy, mỗi lần đi đóng phim xa nhà là ông lại đau đáu, lo lắng không yên. Một tháng lương hưu của ông chỉ khoảng 2-3 triệu đồng, vừa phải chi tiêu cơm ăn hàng ngày, vừa phải lo các khoản lặt vặt khác.

Tuy nhiên, không vì thế ông buồn bã, hay chán nản cuộc sống, ngược lại, người nghệ sĩ chân chính lại rất lạc quan, luôn tự động viên mình: "Buồn làm gì. Cuộc đời chẳng có gì buồn, vui lên con ạ. Buồn chẳng mang lại gì cả, mà chỉ khổ thêm. Mỗi người đều có một lần sống, nên phải trân trọng và yêu quý nó".

Tuy nhiên, NSƯT Trần Hạnh hài lòng với cuộc sống của mình, ông không muốn mọi người quan tâm quá nhiều đến đời tư.

Được biết, có nhiều khán giả muốn giúp đỡ ông về vật chất, tuy nhiên NSƯT Trần Hạnh không muốn được thương hại bởi là nghệ sĩ, ông chỉ muốn được nhớ đến bởi các vai diễn: "Sao từ ngày ông Văn Hiệp mất, mọi người cứ đổ xô tìm tôi, đừng thương hại chúng tôi kiểu như vậy. Chúng tôi chỉ là những nghệ sĩ già bình thường như bao người khác và vẫn vui vẻ cống hiến cho nghệ thuật, mọi người hãy nhìn vào nghệ thuật chứ đừng quá quan tâm đến cuộc sống của chúng tôi", nghệ sĩ Trần Hạnh trải lòng.

Nhà văn Lê Lựu

Sau nghệ sĩ hài Văn Hiệp, NSƯT Trần Hạnh, mới đây, khán giả lại xót xa  cho cuộc sống về già đầy khốn khó của nhà văn Lê Lựu. Nổi danh với tác phẩm Thời xa vắng và hàng loạt những tiểu thuyết khác, là giám đốc của Trung tâm văn hóa doanh nhân, nhưng hiện nay ông phải ở nhờ trong căn phòng nhỏ của trung tâm văn hoá doanh nhân, làm bạn với đống thuốc men và đau đớn.

 
Căn phòng của Trung tâm văn hóa doanh nhân mà nhà văn Lê Lựu ở nhờ.

Từ năm 2006, ông trở thành bệnh nhân thường xuyên của Viện quân y 108 bởi mắc 14 căn bệnh như tiểu đường, bệnh tim, bệnh gout, phổi, tụy, thận, tiền liệt tuyến…. Khoảng 8h30 sáng, ông nằm trên giường để bác sĩ riêng chữa trị, nắn bóp chân tay. Khi cần đi lại, ông loạng choạng từ giường đứng lên rồi bám lấy chiếc tay vịn được thiết kế riêng trong phòng mình.

 
Đến bữa, nhà văn Lê Lựu ăn một mình, bữa cơm do nhân viên nấu.

Lê Lựu từng có hai đời vợ, tất cả đều chia tay và để lại trong ông những nỗi oán giận đến bây giờ. Ông  cứ ví bà vợ đầu với cô Tuyết - người vợ đầu của anh cu Sài trong tác phẩm Thời xa vắng nổi tiếng ông viết năm 1986. Còn 2 năm trước, ông từng ôm mặt khóc rưng rức, kể chuyện bị người vợ sau và con cái phụ tình. Họ sẵn sàng ký vào đơn từ bỏ ông, chỉ để có quyền bán ngôi nhà chung 50 m2 Lý Nam Đế mà ông xem như là kỷ niệm.

Lê Lựu tâm sự, ngoài 70 tuổi, 14 thứ bệnh trên người, hai đời vợ, ba người con, nhưng giờ đây tất cả đều phải nhờ vào những người không phải là máu mủ. Ông từng là nhà văn đầu tiên của Việt Nam được mời sang Mỹ thời kỳ hậu chiến để "bắc nhịp cầu văn hóa", vì vậy khi chứng kiến cuộc sống hiện tại của ông, không ít người đã phải xót xa, thương cảm.

Theo Eva

Theo Eva

Bạn có thể quan tâm