Trong ngày khai hội Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh), nhiều du khách chen chân xoa tiền, miết tay lên những chiếc khánh, lư hương và nhiều vật dụng khác để cầu may.
Du khách chen chân khấn vái tại chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử (Quảng Ninh) sau lễ khai hội, sáng 14/2 (mùng 10 tháng Giêng).
Tháp Tổ là nơi lưu giữ xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông được đặt dưới chân chùa Hoa Viên có phần vắng vẻ hơn.
Theo BTC, lễ hội Yên Tử năm nay, lượng du khách về đất Phật hành hương ít hơn nhiều so với mọi năm.
Tuy nhiên, nhiều hình ảnh không đẹp vẫn tái diễn. Để cầu may, nhiều người có thể xoa tay lên bất cứ đâu khi có mặt tại chùa Đồng.
Thu Giang (Bắc Ninh) chạm tay vào chùa để lấy may. Cô cho biết năm nay hội Yên Tử trùng với ngày lễ Valentine nên đã cùng bạn trai thực hiện chuyến đi ý nghĩa này.
Sau khi đi cáp treo, nhiều người đều phải leo bộ chặng đường khá dài và dốc dựng đứng. "Lần đầu tiên con trai tôi đi Yên Tử mà không nghĩ cháu có thể leo được tới tận đỉnh. Tôi vừa tự hào, vừa bất ngờ", chị Hiền (Bắc Giang) chia sẻ.
Đoạn đường từ đỉnh An Kỳ Sinh tới chùa Đồng được cho là nguy hiểm nhất trong chặng đường leo bộ. Để đảm bảo an toàn cho du khách thập phương, ban quản lý khu di tích đã cho lắp đặt các lan can sắt.
Bà Trịnh Thị Phòng (71 tuổi, Uông Bí, Quảng Ninh) là một phật tử của chùa Phổ An. Đây là lần thứ 40 bà đi Yên Tử và lần nào bà cũng leo bộ rất khỏe.
Lên tới đỉnh chùa Đồng, sương khá dày đặc, các bậc đá trơn trượt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn bất chấp nguy hiểm, trèo lên để chụp ảnh.
Năm nào, gia đình ông Nguyễn Xuân Nghiêm cũng lên đây thắp hương. Tranh thủ lúc nghỉ ngơi, ông Nghiêm chặt gà, chia lộc cho con cháu.
"Cụ thể hóa trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng cá nhân trong quản lý nhà nước về PCCC và CNCH để có biện pháp kiểm điểm, xử lý nghiêm khắc nếu để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng", Thủ tướng yêu cầu.