Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xe quá cảnh TP.HCM từ 9/7 đi đường nào?

Sở GTVT TP.HCM đề xuất 4 hướng đi cho xe vận chuyển hàng hóa và vận chuyển chuyên gia, công nhân trong thời gian TP.HCM thực hiện Chỉ thị 16.

Ngày 8/7, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM (GTVT) vừa đề xuất 4 hướng lưu thông cho xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu, chuyên gia, công nhân quá cảnh qua thành phố trong 15 ngày địa bàn thực hiện giãn cách xã hội, kể từ 0h, ngày 9/7.

Hướng thứ nhất, xe lưu thông từ các tỉnh miền Tây (tỉnh Long An) đi Bình Dương, tỉnh Bình Phước và ngược lại có 2 lộ trình.

Lộ trình 1 xuất phát từ quốc lộ 1 - quốc lộ 62 - quốc lộ N2 - tỉnh lộ 8 - Huỳnh Văn Cù - quốc lộ 13 - tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước.

Lộ trình 2 bắt đầu từ cao tốc TP.HCM - Trung Lương đi quốc lộ 1- quốc lộ 13 - tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước.

Hướng thứ 2, dành cho xe lưu thông từ các tỉnh miền Tây (tỉnh Long An) về tỉnh Đồng Nai và ngược lại có 4 lộ trình.

Lộ trình 1 từ quốc lộ 1 - quốc lộ 62 - quốc lộ N2 - Tỉnh lộ 8 - Huỳnh Văn Cù - quốc lộ 13 - Phú Lợi - Mỹ Phước - Tân Vạn - quốc lộ 1K - tỉnh Đồng Nai.

Lộ trình 2 từ tỉnh lộ 8 - quốc lộ 22 - quốc lộ 1 - cầu Đồng Nai - quốc lộ 51 - tỉnh Đồng Nai.

xe qua TP.HCM tu 9/7, anh 1

Các xe vận chuyển hàng hoá, nhu yếu phẩm quá cảnh TP.HCM trong thời gian cách ly thành phố theo Chỉ thị 16 phải đảm bảo đúng tuyến đường quy định. Ảnh: Thư Trần.

Lộ trình 3 từ quốc lộ 1 - xa lộ Hà Nội - đường D1 (Khu Công Nghệ Cao) - đường D2 - Võ Chí Công - cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây - tỉnh Đồng Nai.

Lộ trình 4 từ quốc lộ 1 (hoặc cao tốc TP.HCM - Trung Lương; quốc lộ 50) - Nguyễn Văn Linh - Cầu Phú Mỹ - Võ Chí Công - cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Hướng thứ 3, xe lưu thông từ các tỉnh miền Tây (tỉnh Long An) về tỉnh Tây Ninh và ngược lại có 2 lộ trình.

Lộ trình 1 đi quốc lộ 1 - quốc lộ 62 - quốc lộ N2 - ĐT825 - ĐT822 - tỉnh lộ 7 - quốc lộ 22 - tỉnh Tây Ninh.

Lộ trình 2 đi quốc lộ 1 - quốc lộ 22 - tỉnh Tây Ninh.

Hướng thứ 4, xe lưu thông từ tỉnh Tây Ninh về tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và ngược lại có 3 phương án di chuyển.

Lộ trình 1 đi quốc lộ 22 - Tỉnh lộ 8 - Huỳnh Văn Cù - quốc lộ 13 - Phú Lợi - Mỹ Phước - Tân Vạn - ĐT743A - cầu Đồng Nai - quốc lộ 51 - tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Lộ trình 2 đi quốc lộ 22 - quốc lộ 1 - cầu Đồng Nai - quốc lộ 51 - tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Lộ trình 3 đi quốc lộ 22 - quốc lộ 1 - xa lộ Hà Nội - đường D1 (Khu Công nghệ cao) - đường D2 - Võ Chí Công - đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây - tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Những được di chuyển gồm: Xe tải phục vụ vận chuyển hàng hóa thiết yếu, phục sản xuất kinh doanh; xe chở công nhân, xe vận chuyển hàng hóa đến các cảng; xe vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh của các tỉnh xung quanh ra, vào TP.HCM; xe chở công nhân của các tỉnh xung quanh ra vào TP; xe vận chuyển hàng hóa đến các cảng.

Tài xế và chủ phương tiện có trách nhiệm lưu thông đúng lộ trình và mục đích; đồng thời, phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

Thủ tướng: Việc chống dịch lần này ở TP.HCM chưa có tiền lệ

Sau khi đồng ý cho áp dụng Chỉ thị 16, Thủ tướng giao TP.HCM và Bộ Y tế phối hợp các đơn vị xây dựng kịch bản đến 50.000 ca nhiễm để bố trí đủ nguồn lực.

Thư Trần

Bình luận

Bạn có thể quan tâm