Bộ GTVT đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 31/2019 quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Theo Cục Đường bộ Việt Nam, Thông tư số 31 được ban hành để hướng dẫn thực hiện chi tiết Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Đến nay, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được thay thế bằng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Vì thế, việc ban hành Thông tư quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ là cần thiết, để kịp thời hướng dẫn thực hiện hai luật trên.
Theo đó, tại chương hai của dự thảo Thông tư quy định về tốc độ, khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ nêu rõ: Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc, đường bộ trên cao không có nút giao bằng với đường bộ khác), các phương tiện xe cơ giới trừ xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) lưu thông trên đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên được đi tốc độ tối đa 60 km/h. Đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới chỉ được phép đi tốc độ tối đa 50 km/h.
Ngoài ra, dự thảo Thông tư cũng quy định tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc).
Cụ thể, đối với đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên:
Ô tô con, ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn được đi tốc độ tối đa 90 km/h.
Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc) được đi tốc độ tối đa 80 km/h.
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông) được đi tốc độ tối đa 70 km/h.
Ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc được đi tốc độ tối đa 60 km/h.
Với đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới:
Ô tô con, ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt), ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn được đi với tốc độ tối đa 80 km/h.
Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt), ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc) được đi với tốc độ tối đa 70 km/h.
Ô tô buýt, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc, xe mô tô, ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông) được đi tốc độ tối đa 60 km/h.
Ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc được đi tốc độ tối đa 50 km/h.
Đáng lưu ý, trong dự thảo lần này, xe máy điện đã được đưa vào quy định tốc độ khi tham gia giao thông. Cụ thể, đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông, tốc độ khai thác tối đa không quá 40 km/h.
Thực trạng giao thông, văn hóa ứng xử của người tham gia, văn hóa quản lý, điều hành giao thông, các vấn đề liên quan tới quy hoạch và giải pháp xây dựng giao thông Việt Nam trong tương lai đều được PGS.TS. Phạm Ngọc Trung đề cập tới trong cuốn Văn hóa giao thông ở Việt Nam hiện nay.
Hạn chế lưu thông gần sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày 28/8
Sở GTVT TP.HCM khuyến cáo hạn chế lưu thông trên một số tuyến đường dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất thuộc địa bàn quận Tân Bình và quận Phú Nhuận trong buổi sáng ngày 28/8.
Tàu hỏa chắn ngang đường cửa ngõ TP.HCM suốt 30 phút
Trên đường vào ga Sài Gòn, tàu hỏa phải dừng đột ngột, chắn ngang đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận suốt 30 phút tối 26/8.
Công an tỉnh Bắc Kạn thông tin về vụ tranh chấp biển ngũ quý 9
Giám đốc Công an tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Bắc Kạn vào cuộc xác minh sự việc tranh chấp biển số xe ngũ quý 9 đang gây xôn xao dư luận.