Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xe hợp đồng chạy quá tốc độ cả nghìn lần/tháng, vì sao khó xử lý?

Qua rà soát từ hệ thống xử lý và khai thác dữ liệu thiết bị giám sát hành trình, Sở GTVT Hà Nội phát hiện, trong tháng 2 có 1.265 phương tiện chạy quá tốc độ.

Sở GTVT Hà Nội vừa hoàn tất rà soát, kiểm tra dữ liệu vi phạm về thời gian làm việc của lái xe, truyền dữ liệu giám sát hành trình, vi phạm tốc độ trong tháng 2.

Xe qua toc do anh 1

Cảnh sát giao thông kiểm tra xe chở khách. Ảnh: Đình Hiếu.

Theo đó, trong tháng này có 1.265 phương tiện ở Hà Nội có trên 5 lần vi phạm tốc độ/1.000km xe chạy (không tính các trường hợp vi phạm tốc độ 5km/h trở xuống).

Đáng chú ý, xe hợp đồng của HTX Dịch vụ Vận tải T.H vi phạm tốc độ 1.364 lần trong 1 tháng. Một xe container khác của HTX này vi phạm trên 1.000 lần. Ngoài ra trong danh sách còn có 4 xe vi phạm tốc độ từ 700 lần trở lên.

Đây không phải lần đầu tiên Hà Nội phát hiện xe chạy quá tốc độ. Trước đó, vào tháng 4, Sở GTVT Hà Nội cũng ra quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu của 1.126 phương tiện vi phạm tốc độ trong tháng 1. Trong đó, có xe vi phạm tới 1.063 lần trong tháng.

Chủ xe chây ì không nộp phù hiệu

Điểm b, Khoản 10, Điều 22, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định, những xe trong 1 tháng có 5 lần vi phạm tốc độ/1000km xe chạy sẽ bị thu hồi phù hiệu.

Sở GTVT các địa phương sẽ ra quyết định thu hồi phù hiệu. Thông báo này được công khai trên website của Sở đồng thời được gửi qua đường bưu điện tới các doanh nghiệp.

Sau 7 ngày kể từ khi quyết định có hiệu lực, các đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện vi phạm phải giao nộp phù hiệu, không được sử dụng phương tiện vi phạm để tham gia hoạt động kinh doanh vận tải trong thời gian phương tiện đó bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu.

Tuy nhiên, theo phản ánh của các Sở GTVT nhiều địa phương, hầu hết doanh nghiệp đều cho biết “không nhận được thông tin”. Trong khi đó để xử phạt, đoàn thanh tra từ Sở GTVT các địa phương phải chứng minh cho doanh nghiệp thấy họ đã nhận được quyết định thu hồi nhưng không chấp hành.

Với tình trạng chây ì khá phổ biến ở nhiều địa phương, đại diện phòng Quản lý phương tiện Sở GTVT Hà Nội lo ngại lực lượng chức năng trên đường (thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông) khó tra cứu.

Vì thế, vị này kiến nghị, về lâu dài nên tính đến phương án phạt nguội hoặc tăng thêm các chế tài xử phạt hành chính, nếu không tự giác nộp sẽ tạm dừng cấp lại phù hiệu.

PHẠT 5-7 TRIỆU VỚI PHƯƠNG TIỆN KHÔNG NỘP LẠI PHÙ HIỆU

Điều 23, Nghị định 100/2019, quy định người điều khiển ô tô chở hành khách nhưng phù hiệu không còn hiệu lực hoặc đã bị thu hồi phù hiệu thì sẽ bị phạt từ 5 - 7 triệu đồng.

Với lỗi vi phạm tốc độ, Nghị định 100/2019 quy định phạt tiền 800.000 đến 1 triệu đồng với người điều khiển ô tô quá tốc độ 5-10 km/h, 4-6 triệu nếu quá 10-20 km/h và tước giấy phép lái xe 1-3 tháng.

Nếu quá 30-35 km/h sẽ bị phạt 6-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2-4 tháng. Nếu quá trên 35 km/h phạt 10-12 triệu và tước giấy phép lái xe 2-4 tháng.

Clip 'Làm tài xế cũng áp lực' và văn hóa dùng chung đường

Nếu chỉ lơ là thiếu tập trung tài xế có thể gây tai nạn chết người. Do đó, để được cấp bằng lái ô tô, học viên phải trải qua môn học đạo đức và văn hoá giao thông.

Vi phạm nồng độ cồn, tài xế đổ lỗi do ăn nửa kg mận

Bị tổ CSGT phát hiện vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe máy, tài xế nêu lý do bản thân vừa ăn hết nửa kg mận.

Xe container chạy quá tốc độ hơn 1.600 lần một tháng

Trong tháng 3, xe container biển số 36H-065.92 bị phát hiện chạy quá tốc độ tới 1.611 lần.

Thực trạng giao thông, văn hóa ứng xử của người tham gia, văn hóa quản lý, điều hành giao thông, các vấn đề liên quan tới quy hoạch và giải pháp xây dựng giao thông Việt Nam trong tương lai đều được PGS.TS. Phạm Ngọc Trung đề cập tới trong cuốn Văn hóa giao thông ở Việt Nam hiện nay.

https://vietnamnet.vn/tai-dien-xe-hop-dong-chay-qua-toc-do-nghin-lan-thang-vi-sao-kho-xu-ly-2280017.html

N. Huyền/Vietnamnet

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm