Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Xe cứu hỏa không thể vì quyền ưu tiên mà lao ra bất ngờ'

"Nguyên tắc tham gia giao thông là phải đảm bảo an toàn cho bản thân, cộng đồng. Xe cứu hỏa không thể vì quyền ưu tiên mà lao ra bất ngờ khi đoàn xe đang lưu thông", luật sư nói.

Toàn cảnh vụ tai nạn giữa xe khách và xe cứu hỏa trên cao tốc Xe cứu hoả đã gặp một tai nạn nghiêm trọng khi đang trên đường thực hiện nhiệm vụ. Cú đâm trực diện khiến hai xe bị hỏng nặng nề.

Chiều 18/3, trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ xảy ra vụ tai nạn giữa xe cứu hỏa thuộc Cảnh sát PCCC Hà Nội với xe khách khiến chiến sĩ Chử Văn Khánh (25 tuổi, cán bộ đội Cảnh sát PCCC số 12) tử vong, nhiều người khác bị thương.

Vụ tai nạn tạo ra nhiều ý kiến tranh cãi xoay quanh câu chuyện về quy định làn xe ưu tiên và trách nhiệm của tài xế ôtô khách, xe cứu hỏa trong trường hợp này.

Phải đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng

Về trách nhiệm của tài xế xe cứu hỏa (PCCC - PV), luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng vì đang lúc làm nhiệm vụ nên xe này được phép di chuyển về tất cả các hướng và không hạn chế. Vì vậy, tài xế không sai.

"Tuy nhiên, tài xế này sai trong nguyên tắc tham gia giao thông phải đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng. Nguyên tắc này liên hệ trong thực tiễn với hoàn cảnh là điểm giao ngã 3 để xe nhập hoặc rời đường cao tốc. Mà đường cao tốc thì có quy định tốc độ tối đa, không có đường giao cắt cũng như không phải giảm tốc đối với xe đang lưu thông thẳng khi gặp điểm rẽ.

"Khi đến điểm kết nối này, lái xe PCCC dù là xe ưu tiên, bật đầy đủ tín hiệu thì cũng phải quan sát mật độ, tình hình lưu thông để đảm bảo rằng khi tham gia giao thông sẽ an toàn tuyệt đối", luật sư Công phân tích.

'Nếu tôi phanh gấp xe khách đã lật, số thương vong sẽ rất nhiều' "Tình huống quá nhanh, nếu tôi đánh lái mạnh hoặc phanh gấp, chắc xe đã lật. Trên xe có 40 khách, số thương vong sẽ rất nhiều", tài xế xe khách kể lại phút giây va chạm xe cứu hỏa.

Theo luật sư, trường hợp này, tài xế vẫn phải đảm bảo nguyên tắc an toàn chung vì đoàn xe ngược chiều kia không thể di chuyển tránh sang phần đường khác để nhường cho xe PCCC. Lúc này xe PCCC phải nhường hoặc giảm tốc tối đa, tức tìm mọi cách để lưu thông thật an toàn. Chứ không thể vì quyền ưu tiên của mình mà đâm bổ vào đoàn xe đang lưu thông.

Xét vụ việc ở Cầu Giẽ, khi nhập vào làn cao tốc theo hướng ngược chiều, dù là xe ưu tiên nhưng xe PCCC cũng phải quan sát để xác định các xe đang lưu thông có thể tránh được hay không? Bởi khi đi ngược chiều thì họ là phía chủ động.

"Tất nhiên, xe cứu hỏa được ưu tiên vào đường cao tốc, đường cấm trong trường hợp cần thiết phải khẩn cấp nhưng người điều khiển phải có nghĩa vụ quan sát và phải có sự cẩn trọng tuyệt đối. Đành rằng khẩn cấp, đành rằng ưu tiên nhưng không thể bất chấp như vậy vì vô cùng nguy hiểm", luật sư Bùi Quang Nghiêm (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM) nói.

xe khach tong xe cuu hoa anh 1
Vụ tai nạn khiến một chiến sĩ bị tử vong, cao tốc ùn tắc nghiêm trọng. Ảnh: C.P.

'Quyền ưu tiên không thể đơn giản như thế được'

Luật sư Nghiêm cho rằng cần phải khởi tố điều tra hình sự vụ tai nạn nghiêm trọng này để ít nhất rút kinh nghiệm và cần điều chỉnh quyền ưu tiên nhằm giáo dục tài xế điều khiển xe cứu thương, cứu hỏa, cứu hộ.

"Tài xế phải có nghĩa vụ quan sát khi vào đường cấm, chiều ngược và quyền ưu tiên không thể để đơn giản như thế được", luật sư Nghiêm chia sẻ sau khi xem clip.

Tuy nhiên, trái với ý kiến của luật sư Nghiêm, luật sư Nguyễn Thành Công cho rằng không thể khởi tố vụ án này.

Xét trách nhiệm của tài xế xe khách, cần đặt ra vấn đề quy định pháp luật về giao thông đường bộ (GTĐB) cho phép thế nào và khả năng thực tế có xử lý tình huống này được không?

Luật GTĐB cho phép đoạn này được di chuyển với tốc độ 100 km/h, khoảng cách giữa 2 xe là 70 m. Thực tế xe khách chạy tốc độ 87 km/h và không vi phạm khoảng cách giữa 2 xe đang lưu thông (qua camera có thể thấy điều này).

xe khach tong xe cuu hoa anh 2
Chiếc xe cứu hỏa hư hỏng nặng sau va chạm. Ảnh: C.P.

Khi đến gần điểm bị tai nạn, xe khách đang lưu thông với vận tốc 87 km/h tức khoảng 24 m/s. Từ điểm ngã ba, xe cứu hỏa nhập làn và đi ngược chiều dù di chuyển chậm nhưng vận tốc 2 xe lao về nhau là cao hơn 87 km/h.

Khoảng cách từ ngã 3 nhập làn cao tốc là rất ngắn, vì vậy có thể khẳng định xe khách không thể tránh được. Điều này đã tương ứng với quy định về sự kiện bất ngờ quy định tại Điều 20 Bộ luật Hình sự hiện hành. Người thực hiện hành vi nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo luật sư Công, với diễn biến vụ việc có thể thấy rằng đã thuộc trường hợp “không thể thấy trước hậu quả”. Lưu thông trong đoạn đường này cho phép đến 100 km/h và khoảng cách 2 xe cùng chiều, cùng làn là 70 m. Vì vậy khi lưu thông 87 km/h là không vi phạm, không đi quá sát với xe trước từ 70 m trở xuống. Chỉ còn đặt ra vấn đề có thấy và nghe được tín hiệu của xe PCCC hay không.

Luật sư cho rằng, theo chủ quan của người có 15 năm kinh nghiệm lái xe trên hầu hết loại đường tại Việt Nam, với tốc độ và khoảng cách đó thì rất khó nhận biết được tín hiệu của xe PCCC mà quan trọng nhất là nhận biết được xe PCCC đi ngược chiều.

Như vậy, có đủ cơ sở để xác định lái xe khách đã ở trong trường hợp “sự kiện bất ngờ” quy định tại Điều 20 Bộ luật Hình sự hiện hành, nên hành vi đâm vào xe PCCC là không có lỗi, không phát sinh nghĩa vụ chịu trách nhiệm hình sự, tức không có tội phạm xảy ra.

Về trách nhiệm dân sự, lái xe khách cũng được loại trừ trách nhiệm bồi thường vì thuộc trường hợp bất khả kháng tương ứng với quy định tại khoản 3 Điều 601, bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Tài xế vụ ôtô khách đâm xe cứu hỏa: Tôi không còn cách nào khác

Sau va chạm, tài xế Mạnh kẹt trong buồng lái, dù bị thương nhưng anh vẫn ân cần hỏi thăm từng hành khách có mặt trên xe.

Cần quy định cụ thể hơn về quyền xe ưu tiên

Các luật sư cho rằng trong vụ việc này, nếu cứng nhắc áp dụng pháp luật thì xe cứu hỏa không sai vì luật cho phép loại xe này khi thi hành nhiệm vụ được đi tất cả các hướng.

Tuy nhiên, còn có quy định pháp luật nữa là căn cứ vào tình hình mà khi tham gia giao thông phải đảm bảo sự an toàn cho bản thân và cộng đồng. Vì vậy với ngã 3 để nhập làn với cao tốc, dòng xe lại đang di chuyển khá đông đúc, xe PCCC muốn đi ngược chiều thì xe ưu tiên đặc biệt này cũng phải quan sát kỹ thì mới nhập làn giao thông.

Tại sao xe PCCC cứ cứng nhắc là đi vào làn phải, ngoài của chiều mình đi dù ngược chiều theo quy định pháp luật mà không đi vào làn khẩn cấp của chiều đi của đường cao tốc? Xác suất xe đang di chuyển ở làn cao tốc là rất ít, tức khả năng an toàn là cao hơn.

"Rõ ràng ở đây có sự cứng nhắc trong vận dụng pháp luật, bây giờ cố cãi mình đúng, người sai. Hậu quả tang thương đã xảy ra rồi. Vấn đề lớn hơn là quy định pháp luật nên chia trường hợp lưu thông ngược chiều trên cao tốc, với các loại xe ưu tiên như PCCC chỉ được đi vào làn khẩn cấp thì sẽ hạn chế được tai nạn hơn. Rất cần quy định này", luật sư Công đề nghị.

"Trong trường hợp này, cả hai xe đều không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, luật chưa điều chỉnh hết mọi trường hợp tai nạn, có trường hợp đi đúng vẫn xảy ra tai nạn. Do vậy, tài xế cần phải quan sát trước khi muốn rẽ, dùng còi, đèn ưu tiên đầy đủ", luật sư Huỳnh Hiệp (Đoàn Luật sư TP.HCM) chia sẻ thêm.

'Xe cứu hỏa rẽ đột ngột vậy thì không tài xế nào xử lý kịp' Va chạm giữa ôtô khách với xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân gây tranh cãi. Nhiều tài xế cho rằng lái xe cứu hỏa sai, còn nguyên cán bộ CSGT nhận định lỗi do cả hai phía.

Người thân tiếc thương chiến sĩ PCCC thiệt mạng ở cao tốc Pháp Vân

Sáng 20/3, người thân, đồng đội tiễn đưa thượng sĩ Chử Văn Khánh, người đã hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu hộ 16 nạn nhân trong vụ tai nạn xe khách trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Hoài Thanh

Bạn có thể quan tâm