Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xe cứu hoả cổ, thang máy trăm tuổi ở Sài Gòn

Xe cứu hoả cổ từ cuối thế kỷ 19, thang máy đầu tiên ở Sài Gòn là những hiện vật độc đáo, quý giá vẫn lưu lại trong các bảo tàng ở TP HCM.

Bảo tàng TP HCM là nơi lưu trữ nhiều hiện vật quý giá phản ảnh rõ cuộc sống của cư dân Sài Gòn xưa qua các thời kỳ. Trong góc tối hành lang bảo tàng có một chiếc xe cứu hỏa, một hiện vật độc đáo hơn 100 tuổi. Đây được xem là phương tiện chữa cháy cổ nhất của người Hoa tại Sài Gòn xưa.
Chiếc xe cứu hoả cổ có 2 tầng, cao 1,4 m, dài 1,2 m, rộng 50 cm, bộ khung được làm bằng chất liệu sắt, phần vỏ bằng gỗ và sơn màu đỏ.
Nó từng được Nghĩa Nhuận hội quán của người Hoa ở Chợ Lớn, quận 5, TP HCM dùng làm phương tiện chữa cháy vào cuối thế kỷ 19.  
Bánh xe được làm bằng sắt.
Ống tiếp nước được đặt trên nắp.
Ống xả nước nằm ở phần dưới xe. Cả hai ống này đều có ren để có thể lắp ống dẫn nước. Hai đầu trước và sau xe đều có tay kéo và chỉ có thể di chuyển bằng thủ công khi tiếp cận đám cháy.
Tầng dưới của xe có 2 khoang, một khoang lớn dùng để chứa nước, khoang còn lại dùng để chứa các dụng cụ cứu hoả.
Tầng trên bố trí đòn bẩy bằng tay hai bên, để tạo lực hút nước qua các pít-tông trong bể chưa nước.
Hệ thống pít-tông trong khoang lớn dùng để bơm nước lên vòi phun. Với những chiếc xe cứu hoả nhỏ và được thiết kế đơn giản như thế này chỉ có khả năng dập tắt được những đám cháy nhỏ vào thời điểm đó.
Dinh thự của nhà Tư sản người Hoa, Hứa Bổn Hỏa (Hui Bon Hoa). Dân Sài Gòn vẫn quen gọi là chú Hỏa (nay là Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, đường Phó Đức Chính, quận 1) là một trong những công trình đầu tiên ở Việt Nam có thang máy. 
Dinh thự khánh thành năm 1925. Trong toàn bộ kiến trúc công trình này, thang máy bằng gỗ được tỉ phú cho lắp đặt sử dụng nằm ngay trung tâm toà nhà.
Với việc sử dụng ròng rọc, đây là loại hiện đại nhất thời kỳ đầu thế khỉ 20. Ngày nay, cùng với toà nhà, chiếc thang máy này vẫn được giữ nét riêng biệt của nó.
Thang máy cổ nay được thiết kế di chuyển từ tầng trệt lên đến tầng 4 của toà nhà.
Buồng thang máy được làm bằng gỗ theo thiết kế cổ điển, với những ô cửa kính xung quanh. Bên trong lắp bóng đèn chiếu sáng.
Nền thang máy rộng khoảng 2 m2, đủ chỗ cho gần chục người. 
Tại mỗi tầng, những tấm cửa sắt được thiết kế tinh tế dùng để ra vào thang máy được nối với lan can cầu thang.
Chuông bấm để di chuyển thang máy lên xuống các tầng được gắn trước cửa.
Mặc dù sau gần 100 năm, chiếc thang máy này vẫn hoạt động tốt. Hiện nay bảo tàng chỉ dùng thang máy cổ để phục vụ du khách tàn tật và vận chuyển đồ đạc có trọng lượng lớn.

Lê Quân

Bạn có thể quan tâm