Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xây dựng chính phủ số, kinh tế số là mục tiêu trọng điểm

Diễn đàn cấp cao CNTT Việt Nam lần thứ 8 năm 2018 diễn ra với chủ đề “hướng tới chính phủ số và kinh tế số".

Chính phủ số cùng với nền kinh tế và xã hội số đang trở thành xu thế phát triển tất yếu của nhiều chính phủ và quốc gia trên thế giới.

Góp phần tạo sự đồng thuận, cùng chung tay hành động thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính phủ điện tử hướng tới nền kinh tế số và xã hội số, diễn đàn cấp cao CNTT Việt Nam 2018 (ICT Summit 2018, diễn ra ngày 18/7) tập trung thảo luận 3 nội dung chính gồm xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, kinh tế số và hạ tầng số.

dien dan cap cao CNTT anh 1
Xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số là mục tiêu hàng đầu của Việt Nam trong giai đoạn tới. Ảnh: Ekendra.

Theo đó, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử hướng tới nền kinh tế số và xã hội số trong giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025, diễn đàn đặt quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị cùng cam kết mạnh mẽ của người đứng đầu các cấp, các ngành, thay đổi từ nhận thức đến hành vi của các cấp, các ngành và toàn xã hội về chính phủ điện tử, kinh tế số và hạ tầng số.

"Thế giới đã chuyển từ kỷ nguyên điện tử hoá, tin học hoá sang số hoá, trí tuệ nhân tạo. Thị trường xuất hiện những mô hình kinh doanh khác biệt so với truyền thống, taxi toàn cầu ko sở hữu chiếc xe nào, khách sạn toàn cầu không sở hữu phòng nào, hình thành nền kinh tế mới. Đây là cơ hội lịch sử. Chính phủ phải chuyển đổi để trở thành chính phủ của thời đại 4.0, các cấp các ngành, xã hội cần thay đổi để ứng dụng CNTT, công nghệ số để đáp ứng yêu cầu của kinh tế số", Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo trong khuôn khổ diễn đàn.

Để làm được điều này, các diễn giả chỉ ra Việt Nam cần có sự đồng thuận và nỗ lực chung tay hành động quyết liệt, kịp thời và kiên trì của tất cả các chủ thể, từ chính quyền đến người dân, doanh nghiệp.

Chúng ta cũng cần dành đủ nguồn lực cho xây dựng chính phủ điện tử trên cơ sở xác định các mục tiêu trọng tâm ưu tiên đầu tư; chú trọng xã hội hóa, phát huy mạnh mẽ sự đóng góp của khu vực tư nhân trong tiến trình này.

dien dan cap cao CNTT anh 2
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chính phủ số. Ảnh: TTXVN.

Việt Nam cũng cần tạo lập cơ chế đảm bảo thực thi và hệ thống chỉ số đánh giá chất lượng, hiệu quả thực thi, vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm về mô hình

Các diễn giả đánh giá cao việc Việt Nam thiết lập Ủy ban quốc gia về chính phủ điện tử do Thủ tướng chính phủ là Chủ tịch, trực tiếp chỉ đạo và có sự tham gia của đại diện khu vực tư nhân để phát huy hiệu quả hợp tác công - tư trong việc xác định và thực thi nhiệm vụ. 

VINASA (hiệp hội phần mềm Việt Nam) cũng sẽ phối hợp cùng các tổ chức xã hội tiến hành đánh giá, giám sát độc lập và báo cáo định kỳ với Thủ tướng về việc thực thi các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng chính phủ điện tử.

Diễn đàn cấp cao cách mạng công nghiệp 4.0 sắp diễn ra

Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2018 sẽ tập trung vào thực trạng triển khai và ứng dụng nền công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.






Thế Anh

Bạn có thể quan tâm