WEF khẳng định TP.HCM và Hà Nội thu hút nhiều vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài. Hai thành phố lớn nhất của Việt Nam trải qua quá trình chuyển đổi từ các ngành sản xuất giá trị thấp đến các hoạt động có giá trị cao hơn.
Các nhân tố quan trọng của những thành phố năng động nhất thế giới là công nghệ và sự đổi mới. Đó là những thành phố có khả năng hấp thụ, thích nghi và tận dụng những nhân tố này trong tiến trình toàn cầu.
TP.HCM tiếp tục cho thấy sự phát triển và năng động của mình. Ảnh: Yume. |
Bên cạnh đó, môi trường và nhà ở cho người dân cũng là những nhân tố được cân nhắc trong bảng xếp hạng. Khả năng đáng sống của một thành phố chính là sự chiếc chìa khóa thu hút nhân tài đến sinh sống và làm việc.
Chính vì vậy, trong bảng xếp hạng 30 thành phố năng động nhất thế giới, nhiều thành phố phát triển mạnh mẽ như Bắc Kinh, Delhi đều lọt vào cuối bảng do các vấn đề ô nhiễm môi trường.
Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục cho thấy sự năng động của mình khi đa phần thành phố năng động nhất thế giới đều thuộc khu vực này. Tuy nhiên, một số thành phố từng lọt vào bảng xếp hạng năm ngoái bắt đầu cho thấy sự phát triển chậm lại, đánh mất đà vốn có. Tokyo, Seoul là hai ví dụ điển hình.
Danh sách 10 thành phố năng động nhất do WEF công bố. Ảnh: WEF. |
Ngược lại, Silicon Valley (Mỹ) và London (Anh) cho thấy sự phát triển nhanh chóng và bắt nhịp của mình khi luôn nằm trong bảng xếp hạng này hàng năm.
Bảng xếp 30 thành phố năng động nhất thế giới được công bố tại WEF bởi JJL, một công ty dịch vụ tài chính và chuyên nghiệp.
WEF đang họp tại Davos, Thụy Sĩ, từ ngày 17 đến 21/1 với sự tham gia của nhiều nguyên thủ quốc gia, trong đó có Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.