Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vùng nội ô Đà Lạt dự kiến không còn nhà kính từ năm 2030

Tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2030 giảm dần, tiến tới không còn diện tích nhà kính tại khu vực nội ô, nội thị, khu dân cư trên địa bàn TP Đà Lạt.

Nhà kính là một trong những nguyên nhân khiến Đà Lạt ngập sâu chỉ sau vài giờ mưa lớn. Ảnh: Lê Quân.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận đang lấy ý kiến về đề án quản lý nhà kính trên địa bàn. Theo đó, dự thảo đề án đánh giá thời gian qua việc phát triển nhà kính thiếu sự kiểm soát, đặc biệt một số nhà kính lấn chiếm đất rừng, hành lang bảo vệ các công trình đã ảnh hưởng đến cảnh quan, mỹ quan đô thị.

Cơ quan này cho rằng sử dụng nhà kính không đạt chuẩn, phát triển tự phát với tốc độ nhanh, mật độ xây dựng cao tại một số khu vực đã tác động xấu đến cảnh quan, môi trường; tính đa dạng sinh học bị hạn chế; tỷ lệ sử dụng nhà kính không đạt chuẩn ở mức cao sẽ tạo dòng chảy lớn, gây lũ quét, làm giảm khả năng thẩm thấu nước dẫn đến nguy cơ giảm mực nước ngầm.

Đặc biệt đa số nhà kính chưa được quy hoạch đường giao thông nội đồng, chưa xây dựng hệ thống thu, thoát nước trong khi nhiều nhà kính xây dựng tại các độ dốc cao, ven sông, suối đã dẫn đến một số hệ lụy khi gặp phải mưa lớn liên tục gây tốc mái, sạt lở đất, ngập úng cục bộ.

Mục tiêu chung của đề án là triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm dần, tiến tới không còn diện tích nhà kính tại các khu vực nội ô, nội thị, khu dân cư trên địa bàn TP Đà Lạt (sau năm 2030) và các huyện lân cận. Từ đó người dân chuyển sang sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao không sử dụng nhà kính.

Tổng kinh phí thực hiện đề án hơn 179 tỷ đồng, gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước hơn 3,5 tỷ đồng (chiếm 2,0%), kinh phí của tổ chức, cá nhân hơn 172,6 tỷ đồng (chiếm 96,5%) và vốn lồng ghép hơn 2,6 tỷ đồng (chiếm 1,5%).

nha kinh da lat anh 1

Khoảng 10 năm trở lại đây, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) không chỉ bê tông hóa một cách chóng mặt mà còn bị bao vây tứ phía bởi nhà kính, nhà lưới dựng lên để trồng rau và hoa. Ảnh: Lê Quân.

Năm 2021, toàn tỉnh Lâm Đồng có 4.476,2 ha diện tích nhà kính. Trong đó, thành phố Đà Lạt có diện tích nhà kính chiếm tỷ lệ cao nhất với 2.554 ha (57,1%), Lạc Dương 944,7 ha (21,1%), Đơn Dương 470 ha (10,5%), Đức Trọng 268 ha (6,0%), Lâm Hà 179,4 ha (4,0%), diện tích còn lại rải rác tại TP Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, Đam Rông và các huyện khác.

Trong đó, tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp của TP Đà Lạt khoảng 10.500 ha, trong đó diện tích nhà kính 2.554 ha, chiếm 24,32% tổng diện tích canh tác và 50,05% diện tích canh tác rau, hoa của địa phương.

Qua khảo sát thực tế của cơ quan lập đề án cho thấy nhà kính được người dân làm ngay trong nội đô thành phố. Mật độ nhà kính dày đặc như: Tại phường 12 (tỷ lệ diện tích nhà kính/diện tích canh tác chiếm 83,7%); phường 5, 7 và phường 8 trên 60%.

Thực tế, nhiều năm trở lại đây, việc quy hoạch nhà kính, nhà lưới chưa hợp lý là nguyên nhân làm Đà Lạt ngập sau vài giờ có mưa lớn. Điển hình đầu tháng 9, trận mưa lớn kéo dài hơn 1 giờ khiến nhiều nơi tại TP Đà Lạt chìm trong biển nước. Nhiều nhà dân, nhà kính hoa màu bị ngập sâu.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế.

Giá đất trung tâm TP Đà Lạt cao ngất ngưởng

Giới đầu tư cho rằng giá đất Đà Lạt không giảm mà chỉ tăng mạnh những năm gần đây. Tuy nhiên, hiện ít nhà đầu tư chọn khu trung tâm vì giá quá cao, trong khi không gian chật hẹp.

Thêm một doanh nghiệp BĐS muốn làm khu đô thị gần 12.000 tỷ ở Lâm Đồng

Dự án khu đô thị Nam sông Đa Nhim có quy mô hơn 153 ha, tổng vốn đầu tư gần 12.000 tỷ đồng. Tỉnh Lâm Đồng đang xem xét hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm