Câu 1: Ai đặt quốc hiệu nước ta là Đại Nam?
Theo sách “Quốc sử di biên”, Đại Nam là quốc hiệu của nước ta xuất hiện từ năm 1839 dưới triều vua Minh Mạng của nhà Nguyễn. Đại Nam là sự tiếp nối của quốc hiệu Việt Nam dưới thời vua Gia Long, tồn tại đến năm 1945, khi triều Nguyễn kết thúc. Theo các tư liệu lịch sử, Đại Nam là quốc gia độc lập rộng lớn nhất của người Việt trong lịch sử, lãnh thổ kéo dài từ địa đầu Hà Giang đến mũi Cà Mau. Đại Nam dưới thời Minh Mạng được đánh giá là quốc gia hùng mạnh, các nước lân bang kính nể, quy phục, triều cống. |
Câu 2: Chức quan cai quản một tỉnh thời Minh Mạng?
Theo sách "Minh Mạng chính yếu", năm 1831, vua Minh Mạng thực hiện cải cách hành chính rộng lớn trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, cả nước được chia ra làm 31 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Đứng đầu mỗi tỉnh về danh nghĩa là Tổng đốc, bên cạnh đó còn có Án sát, Bố chánh, Tuần phủ. Các chức quan này đóng vai trò ràng buộc, kiểm soát lẫn nhau, hạn chế độc quyền, độc đoán. |
Câu 3: Bộ luật nào được sử dụng thời vua Minh Mạng?
Theo "Đại Nam Hội điển sự lệ", vua Minh Mạng không ban hành luật riêng. Dưới thời ông, triều Nguyễn tiếp tục sử dụng bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) được ban hành dưới thời vua Gia Long. |
Câu 4: Triều Nguyễn thời Minh Mạng đặt lệ nào sau đây?
Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", dưới thời Minh Mạng, nhà vua không phong hoàng hậu cho bất cứ người vợ nào. Lệ này tiếp tục được duy trì ở các đời vua tiếp theo của nhà Nguyễn cho tới khi vua Bảo Đại phong cho vợ là Nguyễn Hữu Thị Lan làm Nam Phương hoàng hậu. |
Câu 5: Minh Mạng là vị vua nổi tiếng…?
Theo sách "Đời sống trong cung đình triều Nguyễn", Minh Mạng là vị vua nổi tiếng siêng năng. Thường ngày, vua dậy rất sớm để thiết triều, xem xét tấu chương. Ông là vị vua nghiêm khắc trong công cuộc trị nước, được sử sách ghi nhận là khắc tinh của tham quan. Ông từng xử tử nhiều viên quan mắc tội tham nhũng. |
Câu 6. Vua Minh Mạng có tên húy là…?
Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", vua Minh Mạng có tên húy Nguyễn Phúc Đảm, là con thứ tư của vua Gia Long. Ban đầu, Nguyễn Phúc Đảm không được chọn làm vua. Do hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh qua đời sớm, vua Gia Long chọn ông là người kế vị. Do là con thứ, không có nhiều công lao trước khi lên ngôi, trong giai đoạn đầu, ông không được đình thần ủng hộ. Sau đó, Minh Mạng nhanh chóng khẳng định được tài năng, thâu tóm quyền lực, củng cố địa vị, đưa đất nước tiến lên. |
Câu 7. Vua Minh Mạng được an táng tại lăng nào?
Sau hơn 21 năm làm vua (1820-1841), Minh Mạng qua đời, ông được an táng tại Hiếu Lăng (Lăng Minh Mạng) ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo sách "Đời sống trong cung đình triều Nguyễn", lăng Minh Mạng được ông chọn đất, xây cất ngay khi còn sống. |