Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

‘Vua’ bồn nước inox Sơn Hà thâu tóm bồn nước Toàn Mỹ

Toàn Mỹ sẽ trở thành công ty con của Sơn Hà sau khi công ty này phát hành 18 triệu cổ phiếu hoán đổi, để hoàn tất quá trình thâu tóm thương hiệu bồn nước inox này.

Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 20/10, HĐQT Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (SHI) đã thông qua phương án mua lại Thương hiệu bồn nước inox Toàn Mỹ.

Để thâu tóm Công ty CP Sản xuất và Kinh doanh Toàn Mỹ, Sơn Hà sẽ phát hành thêm 18 triệu cổ phiếu SHI, nhằm hoán đổi toàn bộ cổ phần cho cổ đông hiện hữu của Toàn Mỹ. Tỷ lệ thực hiện là 1:2 (mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phần Toàn Mỹ tại thời điểm chốt quyền sẽ được đổi lấy 2 cổ phần SHI).

Dự kiến, sau khi thương vụ thâu tóm hoàn tất, vốn cổ phần của Sơn Hà sẽ tăng lên mức 822 tỷ đồng. Toàn Mỹ sẽ trở thành công ty con của Sơn Hà, hoạt động dưới hình thức Công ty TNHH hoặc CTCP.

BCTC quý II của Sơn Hà cho thấy công ty đã chi khoảng 30 tỷ đồng để đặt cọc cho thương vụ thâu tóm ngành bồn nước inox này.

bon nuoc ino son ha thau tom toan my anh 1
 

Sơn Hà là công ty sở hữu thương hiệu bồn nước inox Sơn Hà, chiếm phần lớn thị phần phân phối bồn nước tại phía Bắc. Bồn nước inox Toàn Mỹ phát triển mạnh tại khu vực phía Nam với hơn 20 chi nhánh, cửa hàng và hơn 600 đại lý trên cả nước. Các sản phẩm inox của Toàn Mỹ còn được xuất khẩu qua nhiều nước khác trên thế giới như Na Uy, Thụy Sỹ, Úc, Nhật Bản…

Bên cạnh đó, Toàn Mỹ còn có 3 nhà máy có diện tích hàng nghìn m2 tại Bình Dương, Quảng Nam và Hải Dương.

Việc thâu tóm thành công Toàn Mỹ được cho là giúp “vua” bồn nước inox Sơn Hà mở rộng ở thị trường phía Nam, nơi trước đó Sơn Hà kinh doanh với Công ty Sơn Hà Sài Gòn (SHA).

Tuy nhiên, song song với việc thâu tóm Toàn Mỹ, Sơn Hà cũng chính thức thoái vốn tại SHA.

bon nuoc ino son ha thau tom toan my anh 2

Đầu năm 2017, Sơn Hà cũng thâu tóm một thương hiệu bồn nước inox khác là Trường Tuyền. Đây là nhà sản xuất bồn inox đầu tiên của Việt Nam từ những năm 1992.

Chủ tịch HĐQT Sơn Hà, ông Lê Vĩnh Sơn cho biết SHI thoái vốn khỏi SHA với lý do không thống nhất về mặt quan điểm kinh doanh. Sau khi thoái vốn, SHA sẽ phụ trách toàn bộ sản phẩm của Sơn Hà tại thị trường phía Nam từ Quảng Nam trở vào, còn SHI sẽ phụ trách khu vực phía Bắc từ Đà Nẵng trở ra.

Ông chủ công ty này cũng cho biết kế hoạch thâu tóm Toàn Mỹ đã được đưa ra từ 5 năm trước. Đã có thời điểm bồn nước inox của Toàn Mỹ tràn ngập khắp nơi mà Tân Á Đại Thành trước đây cũng là một đại lý phân phối hàng của Toàn Mỹ.

Tính đến hết tháng 9, Sơn Hà đạt 2.560 tỷ đồng doanh thu và đạt 88 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Cả SHI và SHA đều do 2 anh em ông Lê Vĩnh Sơn và Lê Hoàng Hà sáng lập. Hiện tại, 2 ông cũng là cổ đông lớn nhất sở hữu phần lớn vốn tại công ty. Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Lê Vĩnh Sơn nắm giữ 19,36% vốn SHI, còn Phó chủ tịch Lê Hoàng Hà nắm giữ 12,01% vốn.

Nhà máy ôtô Vinaxuki nghìn tỷ hoen gỉ, cỏ mọc dày

Được đầu tư với tổng vốn 1.360 tỷ đồng nhưng nhà máy Vinaxuki ở Thanh Hóa chỉ hoạt động được vài năm rồi dừng hẳn. Nhà xưởng, máy móc trên diện tích hơn 90 ha hoen gỉ, bỏ hoang.


Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm