Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vụ sập cầu Ghềnh: Tài công không hiểu dòng chảy thủy triều

Theo lãnh đạo Cục đường thủy nội địa Bộ GTVT, có thể tài công điều khiển sà lan không am hiểu dòng chảy của thủy triều nên phương tiện đâm vào mố cầu Ghềnh.

Clip 3D mô phỏng sà lan đâm sập cầu Ghềnh Tàu SG 4745 kéo sà lan chở cát từ hướng cầu Đồng Nai tới cầu Hóa An thì va chạm vào trụ cầu Ghềnh. Hai nhịp cầu gãy và 3 người cùng phương tiện rơi xuống sông.

Đêm 20/3, trao đổi Zing.vn ông Phan Văn Duy - Phó cục trưởng Cục đường thủy nội địa Bộ GTVT cho biết sáng 21 tiến hành trục vớt sà lan và đầu máy đẩy.

Theo vị Phó Cục trưởng, qua điều tra sơ bộ của cơ quan chức năng, sà lan lưu thông xuôi dòng nước triều cường lên từ hướng cửa biển vào. Do tài công không am hiểu dòng chảy của nước nên điều khiển sà lan va chạm vào trụ cầu. Cú va chạm mạnh cộng thêm dòng nước chảy xiết đã gây gãy trụ, làm sập 2 nhịp cầu, 3 người và phương tiện rơi xuống sông.

"Lúc đó trên cầu có 3 phương tiện lưu thông, rất may cả 3 người điều an toàn. Khi xảy ra sự cố va chạm, đầu máy SG-3745 đang đẩy sà lan chở 600-700 m3 cát. Toàn bộ số cát này đã rơi xuống sông", ông Duy thông tin.

sap cau Ghenh o dong nai anh 1

Phan Văn Duy - Phó cục trưởng Cục đường thủy nội địa Bộ GTVT. 

Ảnh: Phước Tuần

Ông Duy cho biết, theo điều tra ban đầu của cơ quan chức năng, 2 tài công điều khiển sà lan đã bơi xuống sông và được người dân cứu vào bờ. Nhà chức trách đã quyết định khởi tố vụ án để điều tra về hành vi Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy theo Điều 212 Bộ luật Hình sự.

Theo ông Duy, tại buổi họp giữa tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT với các ban ngành của UBND tỉnh Đồng Nai vào tối cùng ngày, cơ quan chức năng khẳng định vụ tai nạn may mắn vẫn chưa có thương vong.

"Chúng tôi đã họp triển khai mọi phương pháp khắc phục sự việc quyết liệt. Nhanh chóng phân luồng đường thủy trên sông Đồng Nai để đảm bảo sự an toàn của giao thông đường thủy và lưu lượng di chuyển của tàu bè", ông Duy nói.

Thiệt hại đối với ngành đường sắt rất lớn. Do sự cố sập cầu Ghềnh, tuyến đường sắt Bắc - Nam bị tê liệt hoàn toàn. Bộ GTVT đã quyết định chọn ga Biên Hòa làm điểm dừng cuối cùng ở phía Nam.

Tài công sà lan đâm sập cầu Ghềnh đã bỏ trốn

Đến 18h ngày 20/3, nhà chức trách Đồng Nai vẫn chưa xác định có người tử vong trong vụ sập cầu Ghềnh ở Biên Hòa. Tài công của sà lan gây ra vụ việc đã bỏ trốn.

Hành khách sẽ được ngành đường sắt hỗ trợ chuyển tải miễn phí hoàn toàn từ Ga Biên Hòa lên TP HCM và ngược lại. Các tàu hàng từ phía Bắc vào sẽ được bố trí đậu rải rác tại các ga Hố Nai, Trảng Bom, Long Khánh. Dự kiến phải mất từ 3-5 tháng, cầu Ghềnh mới xây xong, tuyến đường sắt thông tuyến trở lại.

Theo ông Duy, về phương án trục vớt sẽ rất khó khăn do nước chảy rất xiết, các cơ quan chức năng phối hợp đồng bộ sử dụng nhiều sà lan, bè, tàu, cọc cố định và nhân lực. Sau khi trục vớt, công tác khắc phục, xây mới cầu Đồng Nai sẽ bắt tay ngay vào thực hiện để có thể sớm nhất thông tuyến đường sắt Bắc - Nam.

sap cau Ghenh o dong nai anh 2
Lực lượng chức năng đang kiểm tra hiện trường vụ tai nạn chiều 20/3 tại cầu Ghềnh. Ảnh: Lê Quân

Sập cầu Ghềnh: Mất 3 - 5 tháng để khắc phục

Vụ sà lan đâm gãy cầu Ghềnh ở Biên Hoà chưa xác định có người tử vong hay mắc kẹt nhưng phải mất 3 - 5 tháng để khắc phục tuyến đường sắt.

Rà soát lại các tuyến đường thủy nội địa cả nước

Trao đổi với Zing.vn, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết sau sự cố sà lan đâm trụ cầu Ghềnh và tàu đâm cầu An Thái (Hải Dương) cách đây một tuần, Bộ đã chỉ đạo Cục đường thủy nội địa cần kiểm tra, rà soát lại toàn bộ tình hình hoạt động giao thông đường thủy trên cả nước. Ông Đông nói thêm, mỗi vụ tai nạn có tính chất khác nhau, cơ quan chức năng đang điều tra và sớm công bố kết quả.

Phước Tuần

Bạn có thể quan tâm