Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VPBank bán 49% vốn FE Credit cho đối tác Nhật với giá 1,4 tỷ USD

VPBank ký kết thỏa thuận với Tập đoàn SMBC để bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit. Đại diện ngân hàng cho biết giá trị thương vụ gần 1,4 tỷ USD.

Đại diện VPBank cho biết đã ký kết thỏa thuận với Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) về việc bán 49% vốn điều lệ tại Công ty Tài chính TNHH MTV Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit).

Trong đó, Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (SMBCCF) - một công ty con do Tập đoàn SMBC sở hữu 100% vốn - là pháp nhân đứng ra mua phần vốn góp này.

Đại diện VPBank cho biết giá trị chuyển nhượng của thương vụ gần 1,4 tỷ USD. Như vậy, định giá công ty tài chính lớn nhất thị trường Việt Nam hiện vào khoảng 2,8 tỷ USD.

Hợp đồng chuyển nhượng chính thức sẽ được hai bên ký kết vào tháng 10 tới sau khi hoàn tất các thủ tục và điều kiện pháp lý tại Việt Nam.

Đây được xem là số tiền lớn nhất một ngân hàng Nhật Bản từng đầu tư vào một tổ chức tài chính tại Việt Nam.

VPBank ban 49% von FE Credit cho SMBC anh 1

Với khoản đầu tư 1,4 tỷ USD đổi lấy 49% vốn FE Credit, công ty cho vay tiêu dùng lớn nhất Việt Nam được đỉnh giá xấp xỉ 2,8 tỷ USD. Ảnh: L.V.

Theo lãnh đạo VPBank và FE Credit, thông qua giao dịch này, công ty kỳ vọng sẽ nhận được hỗ trợ về nguồn vốn, năng lực quản trị điều hành, và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng tại châu Á từ Tập đoàn SMBC và SMBCCF - công ty tài chính tiêu dùng lớn nhất Nhật Bản.

Về phía VPBank, thương vụ sẽ bổ sung một nguồn vốn lớn cho ngân hàng, góp phần nâng cao tiềm lực tài chính để nắm bắt các cơ hội đầu tư mới trên thị trường.

Trước đó, các chuyên gia tại SSI Research cũng ước tính thương vụ này có thể mang lại cho VPBank khoản lợi nhuận sau thuế 21.000 tỷ đồng, tương đương trên 900 triệu USD.

Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam, do VPBank vẫn duy trì khả năng kiểm soát đối với FE Credit (nắm giữ 51% cổ phần) nên lãi từ thương vụ bán vốn kể trên sẽ không được ghi nhận như một khoản thu nhập trên báo cáo kết quả kinh doanh, mà sẽ được ghi nhận trực tiếp vào mục lợi nhuận giữ lại trên bảng cân đối kế toán.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), thị trường cho vay tiêu dùng của Việt Nam đang mở rộng với tốc độ trên 30%/năm và doanh thu của FE Credit ghi nhận tăng trưởng hai chữ số mỗi năm. Công ty này hiện là nhà cho vay tiêu dùng lớn nhất Việt Nam với khoảng 50% thị phần.

KẾT QUẢ KINH DOANH HÀNG NĂM CỦA VPBANK VÀ FE CREDIT
Số liệu năm 2015-2016 của FE Credit bao gồm cả VPBank AMC
Nhãn2015*2016*20172018201920202021 kế hoạch
Lợi nhuận hợp nhất VPBank tỷ đồng 3096492981309199103241301916600
FE Credit
1098152641504129448837134640

Năm 2020, công ty này giải ngân khoảng 63.000 tỷ đồng các khoản vay tiền mặt và vay tiêu dùng qua hình thức trả góp. Đến cuối năm 2020, tổng dư nợ tín dụng của FE Credit đạt 66.000 tỷ đồng, trong đó 37% là khách hàng mới.

Cùng năm, công ty ghi nhận hơn 17.400 tỷ đồng doanh thu và 3.713 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Số này tương đương khoảng 28% lợi nhuận hợp nhất toàn ngân hàng.

Trong giai đoạn trước đó, FE Credit luôn là “con gà đẻ trứng vàng” cho ngân hàng mẹ VPBank khi mang về 45-50% tổng lợi nhuận hợp nhất cho ngân hàng giai đoạn 2016-2019.

Trong kế hoạch kinh doanh mới công bố, lãnh đạo VPBank đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận tại ngân hàng mẹ là 20-30% và tại FE Credit là 20-25% so với năm 2020.

SMBC là một trong ba tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất tại Nhật Bản, với tổng tài sản trên 2.100 tỷ USD vào cuối năm 2020. Trong khi SMBCCF là công ty tài chính tiêu dùng dẫn đầu thị trường Nhật Bản với hơn 900 chi nhánh và nhiều công ty con tại Đài Loan, Hong Kong, Thái Lan, và Trung Quốc.

FE Credit tăng gấp rưỡi vốn điều lệ

FE Credit vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 11.000 tỷ đồng.

VPBank chốt tương lai của FE Credit

Lãnh đạo VPBank kỳ vọng hoàn thành đàm phán bán vốn tại FE Credit cho đối tác trong quý II, nếu không sẽ IPO vào cuối năm nay.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm