Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Võ Thanh Tùng: 'Chiến thắng là khi vượt qua thành tích lúc tập luyện'

Sau chấn thương vào năm 2012, vận động viên (VĐV) khuyết tật tài năng của đội tuyển bơi lội quốc gia - Võ Thanh Tùng tưởng chừng phải bỏ cuộc, nhưng đam mê đã giúp anh trở lại.

Ba chiếc HCV phá kỷ lục sâu tại ASIAN Para Games vừa qua là thành quả cho những nỗ lực không ngừng của Võ Thanh Tùng

- Trở về từ “Asian Para Games 2018”, anh có thể chia sẻ những quả ngọt đã gặt hái được sau cuộc đấu khắc nghiệt vừa qua?

- Trong giải thi đấu Asian Para Games 2018 vừa qua, tôi đạt được tổng cộng là 3 HCV, 2 HCB. Cụ thể, ở nội dung 50m bơi ngửa nam, 100m tự do nam và 200m tự do nam, tôi về nhất và phá 3 kỷ lục châu Á. Đây là thành tích tôi cảm thấy tự hào bởi đã vượt qua được giới hạn của bản thân.

- Trước khi bước vào đấu trường “Asian Para Games 2018”, anh đánh giá khả năng giành huy chương của mình như thế nào trước các đối thủ lớn?

- Khi nghiên cứu về đối thủ cũng như đánh giá về khả năng giành huy chương của mình tại giải này, tôi chỉ đặt hy vọng đạt 1-2 HCV do các đối thủ trong khu vực rất mạnh. Đặc biệt là VĐV Muhammad Nur sinh năm 1995 người Malaysia - đối thủ đáng gờm của các VĐV bơi lội. Do có quá trình chuẩn bị tốt nên VĐV nên VĐV nước Malaysia có khả năng giành huy chương tốt hơn. Tại ASIAN Para Games 2018, cả 5 cự ly tôi đều đối đầu trực tiếp với Muhammad Nur, chiến thắng được 3 cự ly, 2 cự ly còn lại VĐV này vượt xa khả năng thi đấu của tôi.

Herbalife anh 1
Võ Thanh Tùng ăn mừng niềm vui chiến thắng cùng HLV

- Từng tham gia thi đấu tại nhiều đấu trường lớn, anh có thể chia sẻ những góc nhìn về lợi thế cũng như hạn chế của các VĐV khuyết tật Việt Nam?

- Hầu như các VĐV Việt Nam không có nhiều lợi thế bằng nước bạn. Nếu chúng ta được tham gia những chương trình đào tạo, tập huấn thì những VĐV ở các nước khác cũng sở hữu các chương trình như thế, thậm chí rất tốt.

Chúng ta bước ra thi đấu bằng đam mê, quyết tâm và vì màu cờ sắc áo của Tổ quốc, đó chính là sức mạnh lớn của các VĐV Việt Nam. Nói về những hạn chế, các VĐV khuyết tật Việt Nam chưa có được sự đầu tư và nuôi dưỡng tài năng như nước bạn. Chẳng hạn như Malaysia, VĐV khuyết tật được sàng lọc rất kỹ từ giai đoạn đầu để khi luyện tập sẽ nâng cao điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của họ, từ đó bản thân VĐV sẽ tự tin để giành huy chương.

- Bên cạnh những nỗ lực của bản thân, Herbalife đã đầu tư dinh dưỡng dài hạn cho các VĐV tiêu biểu, trong đó có anh, điều này có tác động như thế nào đến khả năng của anh?

- Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các VĐV khuyết tật Việt Nam luôn được Tổng cục Thể dục thể thao, gần hơn thì có VPC luôn tạo mọi điều kiện để đạt được “giấc mơ vàng” mà bất kỳ VĐV nào cũng khao khát. Đặc biệt là trong thời gian qua, Ủy ban Paralympic Việt Nam còn tạo điều kiện cho các VĐV được sử dụng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho thể thao của Herbalife.

Các sản phẩm được những VĐV hàng đầu thế giới sử dụng khiến tôi rất hào hứng. Nhờ nguồn dinh dưỡng này, cường độ tập luyện của bản thân tôi cũng như các đội tăng lên. Thậm chí Tùng còn yêu cầu HLV nghiên cứu tăng các bài tập, hầu như là tăng gấp đôi so với trước. Khi tăng cường thời gian tập luyện như vậy, bản thân tôi nhanh chóng phục hồi thể lực, đảm bảo được sức bền cả trước, trong và sau thi đấu. Việc sử dụng các sản phẩm uy tín quốc tế giúp Tùng tự tin hơn trong các giải đấu và những cuộc đối đầu trực tiếp với nước bạn.

Herbalife anh 2
“Ông Phạm Tường Huy, Tổng giám đốc Herbalife Việt Nam, động viên Võ Thanh Tùng - VĐV bơi lội được Herbalife tài trợ dinh dưỡng dài hạn, trong buổi lễ xuất quânÔng Phạm Tường Huy, Tổng Giám Đốc Herbalife Việt Nam đông viên Võ Thanh trong buổi lễ xuất quân .

- Sau những thành công tại ASIAN Para Games 2018, kế hoạch thi đấu sắp tới cũng như sự chuẩn bị của anh là gì?

- Từ giờ đến cuối năm tôi không có lịch thi đấu, chỉ tập trung vào luyện tập cho các giải năm sau. Hai giải quan trọng nhất trong năm 2019 chính là Giải Vô địch bơi người khuyết tật thế giới 2019 (World Para Swimming Championship 2019) ở Malaysia vào tháng 5 và Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á (Southeast Asian Para Games 2019) tháng 12, trong nước có giải Đại hội TDTT toàn quốc. Sau ASIAN Para Games 2018, tôi đã có kêu gọi sự tiếp sức của ban lãnh đạo, ban huấn luyện để tôi có thể yên tâm tập luyện và thi đấu tốt. Từ bỏ nghề tay trái là thợ sửa chữa điện thoại từ năm 2009 để tập trung vào thi đấu chuyên nghiệp, tôi xem bơi lội là cuộc sống, vì thế sẽ toàn tâm toàn sức cho thể thao.

Vươn lên từ những khó khăn, anh muốn nhắn gửi gì đến những bạn trẻ ngày nay, đặc biệt là các bạn đang gặp những khó khăn trong cuộc sống?
Trải qua chấn thương vào năm 2012 khiến tôi thêm trân trọng những điều mình đang có và phải nỗ lực hơn trong cuộc sống. Trong thi đấu thể thao, đối với tôi, làm thế nào để vượt qua được thành tích lúc tập luyện của bản thân mới là một chiến thắng vẻ vang, bởi đối thủ của mình chính là bản thân mình.

Tôi cũng hy vọng mình có thể truyền nguồn năng lượng tích cực đến các bạn trẻ: Hãy nỗ lực bước qua khỏi những khó khăn của bản thân, nếu cứ mang trong lòng những điều tiêu cực như hiện tại thì cuộc sống tươi đẹp sẽ mãi mãi không xuất hiện. Duy trì một lối sống lành mạnh, truyền tải năng lượng tích cực chính là chìa khóa để mở ra cho chúng ta những cơ hội mới. 

Giang Di Linh

Bạn có thể quan tâm