Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VN-Index mất hơn 73 điểm trong một tuần

VN-Index tiếp tục có phiên giảm sâu 28 điểm trong hôm nay, kéo theo đà giảm 73 điểm kể từ khi vận hành hệ thống kỹ thuật mới tại HoSE vào ngày 5/7.

Thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch 9/7 khá ảm đạm với tâm lý bi quan của nhà đầu tư, đây cũng là ngày T+3 của phiên thị trường lao dốc 56 điểm trước đó (ngày 6/7). Các chỉ số chính chìm trong sắc đỏ, số mã giảm điểm áp đảo toàn thị trường.

VN-Index trong phiên sáng giảm gần 8 điểm (0,57%) xuống gần 1.367 điểm do không có nhiều cổ phiếu dẫn dắt. Sức kéo đáng kể trong phiên sáng đến sắc xanh của các cổ phiếu bán lẻ như MWG, MSN, PNJ, FRT. Thanh khoản được cải thiện so với sáng hôm qua khi tăng 9% lên 14.528 tỷ đồng, trong đó nhóm VN30 chiếm tới gần 60% tổng giá trị giao dịch.

Sang phiên chiều, nhà đầu tư trở nên lo lắng hơn với lực bán tăng mạnh. VN-Index lao dốc rất nhanh khi có thời mất hơn 37 điểm và thu hẹp đà giảm còn 24 điểm trước phiên ATC. Kết phiên VN-Index mất hơn 27,5 điểm (2%) xuống 1.347 điểm.

Hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn bị bán mạnh gây áp lực lên chỉ số. Rổ VN30 chìm trong sắc đỏ với mức giảm gần 27 điểm trong hôm nay, ngoại trừ MWG tăng 2,3% và TCB đứng ở tham chiếu.

VN-Index giam sau,  TTCK bi quan,  Van hanh he thong chung khoan moi anh 1

VN-Index lao dốc nhanh trong buổi chiều ngày 9/7. Ảnh: TradingView.

Hôm nay MWG là lực kéo lớn nhất cho thị trường, trong khi cổ phiếu GVR giảm sàn đã gây tác động tiêu cực nhất cho chỉ số khi góp gần giảm 2,6 điểm.

Chứng khoán phái sinh cũng chứng kiến biến động lớn. Hợp đồng tương lai chỉ số VN30F2107 (kỳ hạn tháng 7) có lúc tăng đạt 1.530 điểm (tăng 17 điểm so với mức tham chiếu) và thấp nhất 1.480 điểm, mức chênh lệch lớn nhất trong phiên lên đến 50 điểm. Biến động của thị trường phái sinh được cho là có liên đới gây biến động bất thường của thị trường chứng khoán cơ sở trong những phiên gần đây.

Thanh khoản toàn thị trường hôm nay cải thiện hơn so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch đạt 30.100 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh tăng 26% lên 27.600 tỷ đồng, riêng sàn HoSE tăng 23% lên 23.400 tỷ đồng.

Thêm một điểm tích cực khác là khối ngoại mua ròng gần 800 tỷ đồng trên HoSE, tập trung vào cổ phiếu MBB, HPG và VHM.

Đây là tuần đầu tiên HoSE vận hành hệ thống kỹ thuật mới do FPT cùng xây dựng. Hệ thống mới nhìn chung vận hành khá trơn tru chỉ trừ một số lỗi kết nối cục bộ ở một số công ty chứng khoán. Tuy nhiên chỉ số lại diễn biến rất tiêu cực, VN-Index đã giảm hơn 73 điểm từ vùng đỉnh 1.420 điểm cuối tuần trước.

TOP CỔ PHIẾU CÓ ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC/TIÊU CỰC NHẤT PHIÊN 9/7

NhãnMWGVIBDGCHDGVGCHPGNVLVICVHMGVR
Điểm đóng góp Điểm 0.520.30.210.080.04-2.08-2.16-2.22-2.29-2.57

Dự báo hôm nay, Asean Securities nhận định VN-Index có thể có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.360-1.370 điểm và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.340-1.350 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

Theo Chứng khoán BIDV (BSC), dòng tiền khối nội và ngoại đều suy yếu nên VN-Index có thể duy trì nhịp vận động trong vùng 1.350-1.400 điểm. Chứng khoán MB khuyến nghị nhà đầu tư vẫn chưa vội bắt đáy, điều cần làm lúc này là ưu tiên quản lý rủi ro, cắt giảm margin, không bình quân giá, đưa tỷ trọng về mức cân bằng hoặc thấp.

Chứng khoán SHS khuyến nghị nhà đầu tư đã chốt lãi hạn chế mua vào và nên chờ đợi những nhịp điều chỉnh sâu hơn để tham gia. Những nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu lớn cũng nên hạn chế mua thêm và tận dụng những nhịp tăng điểm để giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức an toàn.

Chứng khoán giảm sâu ngày đầu HoSE chạy hệ thống mới

Thị trường chứng khoán gặp áp lực điều chỉnh lớn khi hệ thống giao dịch mới bắt đầu được áp dụng, VN-Index có thời điểm rớt 21 điểm về ngưỡng hỗ trợ 1.400 điểm.

Huy Lê

Bạn có thể quan tâm