Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Virus, malware: Mối de dọa thời công nghệ

Khi thiết bị nhiễm virus hoặc malware, những thông tin quan trọng như số tài khoản, ví điện tử, email… sẽ bị tấn công, gây nhiều rắc rối cho công việc và cuộc sống của chủ nhân.

Số người dùng smartphone tăng lên chóng mặt đã kéo theo một lượng virus công nghệ khổng lồ. Các thiết bị dễ dàng dính một loại virus hoặc malware (phần mềm độc hại) để rồi một ngày, những thông tin quan trọng như mật khẩu ngân hàng, ví điện tử, email… bỗng nhiên “không cánh mà bay”. Điều đó khiến chủ nhân không thể truy cập và sử dụng những tài khoản của mình.

Ngày nay, các thiết bị công nghệ dễ dàng bị tấn công bởi virus và các phần mềm độc hại.

F-Secure - công ty an ninh công nghệ lớn nhất châu Âu có trụ sở chính tại Helsinki, Phần Lan cho biết phần lớn các thiết bị dùng hệ điều hành Android dính phần mềm độc hại tự động gửi tin nhắn tính tiền đến một đầu số của hacker (tội phạm công nghệ) để trục lợi mà người dùng không hề hay biết. Trong đó, 17% số thiết bị nhiễm SMSSend malware, 14% nhiễm FakeInst và 13% nhiễm PremiumSMS là ở Việt Nam.

44%, tức gần một nửa số thiết bị nhiễm phần mềm độc hại liên quan tới gửi tin nhắn SMS tự động. Đây là mảnh đất màu mỡ để hacker móc túi người tiêu dùng. Một bản tin SMS có mức giá cao nhất là 15.000 đồng. Và với mỗi thiết bị nhiễm malware, hacker có thể chủ động gửi hàng trăm tin nhắn thu tiền để trục lợi.

Bên cạnh những phần mềm độc hại mà smatphone thường gặp, các trang mạng xã hội cũng không nằm ngoài sự quan tâm của hacker. F-Secure cho biết, virus họ Kilim đã và đang gây phiền phức cho các tín đồ Facebook. Virus này tự động cài đặt các nội dung mà người dùng không yêu cầu qua Browser extensions. Họ không hề biết máy tính của mình đang tải Kilim vì nó thường nằm ẩn dưới dạng “tải video” hay “flash player”.

Sau khi Kilim được cài vào máy, virus này sẽ chiếm quyền kiểm soát tài khoản Facebook và tự động đăng tải status mới, chia sẻ link hoặc gửi tin nhắn chứa nội dung và thông tin nguy hiểm tới bạn bè trên danh bạ. Từ đó, virus tiếp tục lan truyền.

Theo thống kê của F-secure, lượng máy tính nhiễm virus tại Việt Nam tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP HCM.

F-Secure khuyến cáo người dùng nên tự bảo vệ mình khỏi cuộc tấn công của các phần mềm, virus độc hại này. Trong trường hợp hóa đơn điện thoại tăng đột ngột, họ nên cài phần mềm diệt virus uy tín và quét ngay những ứng dụng mới cài đặt trên máy.

F-Secure - công ty an ninh công nghệ hàng đầu châu Âu vừa bắt tay Viettel để cung cấp dịch vụ Bảo vệ khách hàng tới người tiêu dùng Việt Nam tại trang http://fsecurevn.com. Với tính năng diệt virus thời gian thực, chống mất trộm, trình duyệt an toàn, kiểm soát của cha mẹ khi giao máy cho trẻ nhỏ… dịch vụ này giúp người dùng máy tính, smartphone, máy tính bảng ngăn chặn virus và các phần mềm độc hại kịp thời.

 

Hà Mỹ Giang

Bạn có thể quan tâm