Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VinFast tăng vốn lên gần 42.500 tỷ đồng

Trong vài tháng đầu năm, VinFast liên tục ghi nhận thay đổi về số vốn và cơ cấu vốn điều lệ. Theo cập nhất mới nhất, vốn của nhà sản xuất ôtô và xe điện này đã đạt gần 42.500 tỷ.

Theo dữ liệu mới nhất ghi nhận trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast (công ty con của Vingroup) đã tiến hành tăng vốn từ 37.615 tỷ đồng lên gần 42.497 tỷ đồng tại ngày 15/3, tương đương mức tăng gần 4.900 tỷ.

Việc tăng vốn nói trên tiếp tục đưa VinFast trở thành công ty có quy mô vốn điều lệ lớn nhất trong hệ sinh thái doanh nghiệp thuộc Vingroup. Trong đó, vốn điều lệ của VinFast còn vượt cả vốn của công ty mẹ - Vingroup hiện ở mức 33.824 tỷ; vốn của Vinhomes là 33.495 tỷ và Vincom Retail là 23.288 tỷ…

Trong cơ cấu cổ đông hiện nay của VinFast, Tập đoàn Vingroup vẫn là cổ đông lớn nhất đồng thời là công ty mẹ sở hữu 51,52%, tương đương hơn 21.895 tỷ đồng vốn góp.

Cổ đông lớn thứ 2 tại nhà sản xuất ôtô và xe điện này hiện là Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (công ty của ông Phạm Nhật Vượng) với tỷ lệ sở hữu 40,98%, tương đương 17.415 tỷ vốn góp.

Ngoài ra, trong đợt thay đổi cơ cấu vốn lần này, VinFast cũng ghi nhận các cổ đông cá nhân gồm ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup nắm 5% và một số người thân trong gia đình như bà Phạm Thu Hương (vợ) nắm 1%; bà Phạm Thúy Hằng (em vợ) nắm 1% và Phạn Nhật Quân Anh (con trai) nắm 0,5% vốn VinFast.

Đây không phải lần đầu VinFast thay đổi vốn và cơ cấu vốn điều lệ trong năm 2021. Chỉ trong vài tháng gần đây, công ty này liên tục ghi nhận thay đổi về số vốn điều lệ và cơ cấu cổ đông.

CƠ CẤU CỔ ĐÔNG HIỆN NAY CỦA VINFAST

NhãnVingroupTập đoàn Đầu tư Việt NamPhạm Nhật VượngPhạm Thu HươngPhạm Thúy HằngPhạm Nhật Anh Quân

% 51.5240.985110.5

Đầu tháng 2, công ty này tăng vốn từ 32.207 tỷ lên 38.707 tỷ đồng, đi kèm với đó là sự xuất hiện của các cổ đông mới là các thành viên trong gia đình ông Vượng. Đến trung tuần tháng 3, VinFast lại thay đổi vốn điều lệ khi giảm chỉ số này xuống 37.615 tỷ, nhưng không thay đổi cơ cấu cổ đông.

Đối với cá nhân ông Vượng, ngoài tỷ lệ sở hữu trực tiếp tại VinFast, ông hiện cũng nắm giữ 25,9% cổ phần tại Vingroup và hơn 92% cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam, theo Bloomberg.

Liên quan tới hoạt động của VinFast, ngày 12/4 vừa qua, hãng tin Bloomberg cho biết Vingroup đang cân nhắc đưa nhà sản xuất xe điện lên sàn chứng khoán Mỹ để huy động 2 tỷ USD. Theo nguồn tin, hãng xe hiện làm việc với các đơn vị tư vấn để IPO (phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu) ngay trong quý II/2021.

Kế hoạch huy động 2 tỷ USD tại sàn Mỹ tương đương mức định giá 50 tỷ USD sau IPO cho nhà sản xuất ôtô và xe điện của Việt Nam. Điều này cũng giúp VinFast trở thành một trong những hãng sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới, ngang ngửa các nhà sản xuất tên tuổi như Hyundai (51,38 tỷ USD), Honda (50,86 tỷ USD) và vượt Ford (49,47 tỷ USD).

Chia sẻ về thông tin này, Tập đoàn Vingroup cho biết vẫn thường xuyên xem xét các lựa chọn để huy động vốn và đầu tư cho VinFast. Điển hình là những cơ hội huy động vốn như đầu tư vốn trực tiếp vào công ty, phát hành cổ phiếu mới, sáp nhập với công ty mua lại mục đích đặc biệt (SPAC), hoặc các giao dịch khác.

Tuy nhiên, lãnh đạo Vingroup nhấn mạnh việc triển khai các giao dịch huy động vốn còn tùy thuộc vào điều kiện thị trường và nhu cầu vốn thực tế của công ty. Công ty sẽ công bố thông tin theo quy định khi quyết định triển khai giao dịch.

Vingroup nói về khả năng niêm yết VinFast tại Mỹ

Trong thông báo vừa được phát đi, Vingroup cho biết sẽ xem xét các lựa chọn để huy động vốn và đầu tư cho VinFast.

Vì sao Vingroup xem xét niêm yết VinFast tại Mỹ thông qua sáp nhập?

Sau khi Grab tuyên bố sẽ niêm yết tại Mỹ thông qua một thỏa thuận sáp nhập với SPAC, Vingroup cho biết cũng có thể cân nhắc hình thức này với VinFast.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm