Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vinashin có 2 tàu 'ma' trên biển Quảng Ninh

Green Sea và  Speedy Falcon là những chiếc tàu siêu trường, siêu trọng của Vinashin đã ngừng khai thác từ vài tháng nay, thậm chí chưa từng treo cờ Việt Nam vì quá niên hạn.

Vinashin có 2 tàu 'ma' trên biển Quảng Ninh

Green Sea và  Speedy Falcon là những chiếc tàu siêu trường, siêu trọng của Vinashin đã ngừng khai thác từ vài tháng nay, thậm chí chưa từng treo cờ Việt Nam vì quá niên hạn.

Tàu Green Sea - trọng tải 76.000 tấn của Tập đoàn Vinashin - đang nằm “chết lâm sàng” ở vùng biển tỉnh Quảng Ninh từ nhiều tháng qua. Cùng với àu Speedy Falcon - trọng tải 64.285 tấn thuộc Công ty Cổ phần vận tải Dầu khí Việt Nam (FALCON), đây là 2 con tàu chở hàng rời thuộc dạng siêu trường, siêu trọng nằm trong vài chiếc lớn nhất ngành vận tải hàng hóa của Việt Nam được các đơn vị này sở hữu và mua về trước đó vài năm ở thời điểm “trào lưu” mua sắm ồ ạt tàu biển trong các Tập đoàn, Tổng công ty. Số phận những con tàu này khá bập bênh, do sự già cỗi theo thời gian và không tìm đâu ra nguồn hàng để khai thác.

Tàu Green Sea trọng tải 76.000 tấn lừng lững trên vùng neo đậu Hòn Nét- 21 (Cẩm Phả) từ nhiều tháng qua.

Green Sea (tuổi đời 30 năm vẫn treo cờ Panama vì không thể đăng ký tại Việt Nam do quá niên hạn) được Tập đoàn Vinashin mua về năm 2007, trước đó một thời gian dài đã “chết” gí 2 năm trời tại vùng biển Hòn Nét, TP. Cẩm Phả. Sáng ngày 1/11, chỉ có 1 thủy thủ trực tại đây cùng với chú khuyển màu đen (3 người trực cùng đã vào bờ mua thực phẩm). Thủy thủ Ninh Văn Cảnh (26 tuổi, quê Nam Định) cho biết, đã 6 tháng qua, bản thân và anh em không nhận được lương từ công ty.

Toàn bộ những cuộn dây thừng lớn trên tàu Green Sea đều được tháo cất đi vì sợ “chân mèo” xẻo mất.

“Tuy nhiên, so với đồng nghiệp trên vài con tàu của khác Vinashin đang nằm 'chết' trên vùng biển của Việt Nam thì thủy thủ của Green Sea sướng hơn nhiều vì được công ty chu cấp tiền ăn hàng ngày đầy đủ. Một lượng dầu cùng chiếc máy phát (kiểu đầu công nông) vừa được tăng cường, nên buổi tối anh em vẫn xem tivi, duy trì hoạt động sinh hoạt tối thiểu và thắp vài ngọn đèn an toàn hàng hải”, thuyền viên Cảnh nói.

Vào đầu năm, con tàu được sửa chữa và chạy một vài chuyến hàng đi nước ngoài, trước khi quay trở lại neo đậu vùng Hòn Nét 21- Cẩm Phả bất động kể từ tháng 4/2012 trở lại đây.

Thủy thủ tàu Green Sea nhiều tháng qua phải nấu ăn, sinh hoạt ngoài boong tàu.

Còn tàu Speedy Falcon của chủ tàu là Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Việt Nam cũng có số phận chẳng ra gì khi neo đậu tại khu vực Hòn Miều (TP. Hạ Long) từ tháng 11/2011 đến nay. Speedy Falcon có tuổi đời trên 32 năm và cũng không thể đăng kiểm tại Việt Nam (tàu này đang bị một ngân hàng trong nước tịch biên).

Tàu Speedy Falcon đã bị xóa tên thậm chí còn cũ nát hơn Green Sea.

Ông Hoàng Song Tùng - Trưởng phòng Pháp chế Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh cho biết, 2 con tàu trên đang ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, quá cũ kỹ và không thể hoạt động ngay tức thời, khiến mỗi lần bão gió là cơ quan quản lý hàng hải địa phương hết sức lo lắng cho hoạt động bảo đảm an toàn hàng hải. Mỗi khi về đêm, trông 2 con tàu này chẳng khác những “bóng ma” lừng lững giữa biển do không có điện chiếu sáng như các tàu biển khác.

Theo Lao Động

Theo Lao Động

Bạn có thể quan tâm