Cố ý làm trái chỉ đạo của Thủ tướng
Cơ quan điều tra xác định năm 2006, chủ tịch HĐQT Vinalines khi đó là ông Phạm Duy Anh đã ký nghị quyết giao Tổng giám đốc Vinalines triển khai xây dựng một dự án nhà máy sửa chữa tàu biển ở phía Nam. Ngày 31/8/2006, Văn phòng Chính phủ có văn bản 4805/VPCP-CN thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng “đồng ý về mặt nguyên tắc cho Vinalines lập báo cáo đầu tư dự án xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam.., trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”.
![]() |
Dù biết ụ nổi đã quá tuổi, nhưng các bị can vẫn thông đồng với nhau để mua, đút túi hàng chục tỉ, gây thiệt hại cho Nhà nước nhiều tỷ đồng. |
Tuy nhiên, khi Thủ tướng chưa phê duyệt bổ sung dự án vào quy hoạch thì ngày 27/6/2007, ông Dương Chí Dũng (khi đó là chủ tịch HĐQT Vinalines) đã ký quyết định 687/QĐ-HĐQT phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư 3.854 tỷ đồng, trong đó có hạng mục mua, lắp đặt một ụ nổi. Đến ngày 17/7/2008, ông Mai Văn Phúc, Tổng giám đốc, có văn bản trình và được ông Dương Chí Dũng ký quyết định (ngày 3/10/2008) phê duyệt chính thức, tổng mức đầu tư được nâng lên thành 6.489 tỷ đồng.
Ngày 8/10/2007, ông Dương Chí Dũng ký quyết định phê duyệt mua ụ nổi 83M (thành phần không tách rời của dự án nhà máy sửa chữa tàu biển) sản xuất năm 1965 (42 năm tuổi), với tổng mức đầu tư 14,136 triệu USD. Sau đó những người có liên quan lại có tờ trình đề nghị thay đổi phương thức mua, với tổng mức đầu tư 19,5 triệu USD, trong đó chi phí mua là 9 triệu USD.
Ngoài ra, việc Vinalines phê duyệt và triển khai mua ụ nổi 83M trước khi dự án nhà máy được phê duyệt dẫn đến việc không có địa điểm lắp đặt, khai thác nên Vinalines phải neo đậu ụ nổi này tại cảng Gò Dầu, chịu thiệt hại về lãi ngân hàng, các khoản tiền thuê chỗ neo đậu, bảo vệ và chi phí sửa chữa... Cơ quan điều tra cũng xác định các bị can thuộc ngành hải quan đã tham gia việc kiểm tra thực tế, ký quyết định cho thông quan ụ nổi 83M trái quy định đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 82 tỷ đồng.
Tái cơ cấu Vinalines, nhiều công ty phải giải thể
Không tiếp tục triển khai thực hiện dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong; thoái vốn khỏi 37 doanh nghiệp; giải thể 2 doanh nghiệp… là những nội dung trong quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Kết thúc điều tra, đưa ra xét xử vụ Vinalines trong năm 2013
1
Bộ trưởng công an Trần Đại Quang yêu cầu sớm kết thúc điều tra, đưa ra truy tố, xét xử vụ án xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Ngân hàng NNPTNT chi nhánh Nam Hà Nội từ nay đến cuối năm 2013.
Vinalines thoái vốn khỏi 37 doanh nghiệp ngoài ngành
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đang lên kế hoạch từ nay đến năm 2015 sẽ thoái vốn ra khỏi 37 doanh nghiệp (DN) thành viên.