Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam xuất siêu 10,6 tỷ USD từ đầu năm

Việt Nam ước tính xuất siêu 10,6 tỷ USD trong 11 tháng năm nay. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cũng tăng cao so với mức trước đại dịch.

Tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 342,21 tỷ USD. Ảnh: Nhật Tân.

Theo dữ liệu mới được Tổng cục Thống kê công bố, trong 11 tháng năm 2022, Việt Nam ước tính xuất siêu 10,6 tỷ USD, tăng mạnh so với mức 0,6 tỷ USD cùng kỳ năm trước.

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 101,5 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,9 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11 ước đạt 29,18 tỷ USD, giảm 3,9% so với tháng trước và giảm 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 342,21 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 11 tháng năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89%.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 28,4 tỷ USD, tăng 1,8% so với tháng trước và giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 331,61 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 11 tháng năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,6%.

Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa sau 11 tháng
Nguồn: Tổng cục Thống kê
NhãnXuất khẩuNhập khẩu
Giá trị tỷ USD 342.21331.61
Mức tăng so với cùng kỳ năm trước % 13.410.1

Các dữ liệu khác cũng phát đi tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11 ước tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 11 tháng năm 2022, IIP ước tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Ngành chế biến, chế tạo tăng 8,9%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,7%; ngành khai khoáng tăng 6,5%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 ước đạt 514.200 tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 11 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5,18 triệu tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng là 16,9% nếu loại trừ yếu tố giá tăng.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2022 tăng 14,9% so với 11 tháng năm 2019, năm trước khi xảy ra dịch Covid-19.

Mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp so với cùng kỳ năm trước
Nguồn dữ liệu: Tổng cục Thống kê
NhãnTháng 11/2021Tháng 12Tháng 1/2022Tháng 2Tháng 3Tháng 4Tháng 5Tháng 6Tháng 7Tháng 8Tháng 9Tháng 10Tháng 11

% 8.28.72.69.29.110.79.59.19.511.3136.35.3

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 11 đạt 596.900 lượt người, tăng 23,2% so với tháng trước và gấp 39,7 lần so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại. Tính chung 11 tháng năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 2,954 triệu lượt khách.

Hoạt động vận tải trong tháng 11 duy trì đà tăng trưởng tích cực cả về vận tải hành khách và hàng hóa, trong đó vận chuyển hành khách gấp 2,3 lần và luân chuyển hành khách gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa tăng 28,7% và luân chuyển hàng hóa tăng 29,8%.

Tính chung 11 tháng năm 2022, vận chuyển hành khách tăng 48,7% và luân chuyển tăng 71,4% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa tăng 24,6% và luân chuyển tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước.

Vận tải hành khách đã có nhiều khởi sắc, nhưng sản lượng vận chuyển 11 tháng năm nay chỉ bằng 72,6% và luân chuyển bằng 68,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Vận chuyển hàng hóa 11 tháng năm nay tăng 7,4% về vận chuyển và tăng 21% về luân chuyển so với cùng kỳ năm 2019.

Tính chung 11 tháng năm 2022, bình quân một tháng có 17.700 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, 12.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Lạm phát tháng 11 cao nhất gần 3 năm

Giá xăng dầu trong nước điều chỉnh theo giá thế giới, giá thuê nhà tăng do nhu cầu đi lên là những nguyên nhân chính đẩy CPI tăng cao.

Lạm phát tại Anh tăng cao nhất 41 năm

Lạm phát tại Anh chưa hạ nhiệt bất chấp chương trình hỗ trợ giá năng lượng của chính phủ. Trong tháng 10, CPI của Anh ghi nhận mức tăng cao nhất 41 năm.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm