"Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán tại Myanmar cũng đã đề nghị cơ quan chức năng sở tại tăng cường bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam, doanh nghiệp, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam phù hợp với thỏa thuận của hai bên, cũng như luật pháp và thông lệ quốc tế”, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói trong buổi họp báo thường kỳ chiều 9/12.
Bà Hằng đưa ra tuyên bố trên để trả lời cho câu hỏi Việt Nam đã có các biện pháp gì nhằm bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar - đất nước rơi vào tình trạng bất ổn sau cuộc chính biến hồi tháng 2.
Một tháp viễn thông ở Myanmar bị tấn công hồi tháng 9. Ảnh: Investvine. |
Trước đó, hôm 3/12, tờ Global New Light, cơ quan ngôn luận của chính quyền quân sự Myanmar, đưa tin hơn 400 tháp viễn thông do quân đội quản lý đã bị phe đối lập phá hủy.
Trước đó, quân đội từng cắt mạng Internet tại nhiều khu vực nhằm ngăn chặn hoạt động của phe đối lập.
Lực lượng dân quân ủng hộ phe đối lập Myanmar đã lên tiếng nhận trách nhiệm. Tuy nhiên, lực lượng này cũng cho biết mìn do quân đội đặt gần một số tháp viễn thông đã phát nổ khiến thiệt hại thêm trầm trọng. Một số công ty tư nhân cũng bị ảnh hưởng sau vụ tấn công.
Hồi tháng 9, khoảng 700.000 người đã mất khả năng kết nối Internet sau các vụ tấn công nhắm vào các tháp viễn thông.