-
Lịch trình chuyến thăm của Tổng thống Pháp Francois Hollande
Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Hollande sang thăm Việt Nam từ ngày 5 đến 7/9. Ông là vị tổng thống thứ ba của Pháp sang thăm Việt Nam sau các chuyến thăm của Tổng thống François Mitterrand năm 1993 và Tổng thống Jacques Chirac năm 1997 và năm 2004.
Chuyến thăm này sẽ là dịp để nhấn mạnh mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, đề cập tới mọi chủ đề khu vực và song phương và thăm dò những triển vọng hợp tác mới. Cùng đi với ông có Bộ trưởng Tài chính và Tài khoản công, Quốc vụ khanh phụ trách Phát triển và Pháp ngữ, Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại, Thủ công, Tiêu dùng và Kinh tế xã hội và đoàn kết.
Tổng thống Francois Hollande đã đến Hà Nội vào đêm 5/9 và sẽ lần lượt có các cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ông có bài phát biểu trước các sinh viên và người dân Việt Nam tại Đại học Quốc gia Hà Nội và tham quan phố cổ. Sau đó, ông rời đi TP HCM vào cuối buổi chiều cùng ngày và sẽ có cuộc hội kiến với Bí thư thành ủy TP HCM Đinh La Thăng vào trưa 7/9.
-
Infographic: Những cột mốc trong 43 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Pháp
Pháp và Việt Nam có mối liên hệ từ lâu đời. Pháp là một trong những nước phương Tây đầu tiên ủng hộ chính sách đổi mới của Việt Nam, sát cánh cùng Việt nam trong tiến trình phát triển và đổi mới. Chuyến thăm của Tổng thống François Mitterrand vào năm 1993 là một sự kiện nổi bật minh chứng cho điều này. Trong các lĩnh vực đào tạo (phổ thông, đại học, y khoa), nghiên cứu, Pháp ngữ, văn hóa, rất nhiều chương trình hợp tác tham vọng từ đó đã được xây dựng và phát triển thành công. Mối quan hệ song phương được tăng cường thông qua việc đối thoại thường xuyên.
Ngày 25/9/2013, Pháp và Việt Nam đã ký tuyên bố về Quan hệ đối tác chiến lược, nhằm mục tiêu tăng cường quan hệ trên tất cả các lĩnh vực (chính trị, quốc phòng, kinh tế, giáo dục, văn hóa).
-
Lúc 0h40 ngày 6/9, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã đặt chân xuống sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Việt Nam. Ông Hollande bay đến Hà Nội từ thành phố Hàng Châu (Chiết Giang, Trung Quốc), nơi ông vừa tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 trong hai ngày 4-5/9. Ảnh: Reuters.
-
Sẵn sàng cho lễ đón tại Phủ Chủ tịch
-
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đón Tổng thống Francois Hollande
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Francois Hollande tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: Tiến Tuấn
-
Ông có bài phát biểu trước các sinh viên và người dân Việt Nam tại Đại học Quốc gia Hà Nội và tham quan phố cổ. Bài phát biểu tại Đại học Quốc gia Hà Nội về chủ đề tương lai chung của Pháp và Việt Nam sẽ là dịp để tổng thống Pháp trình bày những định hướng mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thế kỷ 21. Ảnh: Hoàng Hà - Tiến Tuấn.
-
Hợp tác chặt chẽ giữa hai nước Đối tác Toàn diện
Năm 2013, hai nước nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác Toàn diện. Hiện tại, hai bên có nhiều cơ chế hợp tác, đáng lưu ý có: Đối thoại chiến lược an ninh quốc phòng giữa 2 Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Pháp, Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế: Là cơ chế sát nhập Hội đồng cấp cao vì sự phát triển hợp tác kinh tế Việt – Pháp và Diễn đàn kinh tế tài chính Việt – Pháp...
Về thương mại, Pháp là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ năm của Việt Nam, trao đổi thương mại hai chiều năm 2015 đạt 4,2 tỷ USD. Pháp đầu tư vào Việt Nam từ năm 1988. Tính đến tháng 4/2016, Pháp đứng thứ 3 trong các nước châu Âu và đứng thứ 16 trong tổng số 114 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 461 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 3,4 tỷ USD. Pháp cũng là nhà tài trợ châu Âu song phương ODA hàng đầu cho Việt Nam và Việt Nam đứng thứ 2 trong số các nước hưởng ODA của Pháp tại châu Á với tổng số vốn cam kết lên đến 18,4 tỷ USD (tính từ năm 1993).
Ngoài ra, hai bên cũng có những hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, Văn hóa - Du lịch và Khoa học Công nghệ, Y tế, Pháp ngữ...
-
Chủ tịch nước hội đàm với tổng thống Pháp
Hội đàm giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Pháp Francois Hollande. Hai nhà lãnh đạo nhất trí hợp tác kinh tế tiếp tục là trụ cột ưu tiên trong quan hệ song phương và cần tăng cường hợp tác trong các dự án trọng điểm về cơ sở hạ tầng, năng lượng, hàng không, y tế - dược phẩm, môi trường, nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác khoa học - công nghệ giữa Việt Nam và Pháp, chú trọng lĩnh vực năng lượng tái tạo, ứng dụng vệ tinh, đồng thời tăng cường hợp tác văn hóa, du lịch, đẩy mạnh hợp tác giáo dục - đào tạo.
Việt Nam và Pháp đồng ý thúc đẩy hợp tác quốc phòng, nhất là hợp tác trang thiết bị, thăm viếng tàu quân sự, hỗ trợ Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, hợp tác giải quyết các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Hai nhà Lãnh đạo nêu rõ tầm quan trọng của việc gìn giữ hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế, tái khẳng định cam kết duy trì tự do hàng hải, hàng không; nhấn mạnh việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực ngày 12/7/2016, hai bên khẳng định nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), ủng hộ các nỗ lực nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Ảnh: Hoàng Hà
-
Khoảng 20 văn kiện được ký kết nhân chuyến thăm
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Francois Holland chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác. Khoảng 20 thỏa thuận sẽ được ký kết trong chuyến thăm này. Đáng chú ý trong đó, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và nhà sản xuất Airbus đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc xem xét mua thêm 10 máy bay A350-900 XWB. Ảnh: Hoàng Hà
-
Đông đảo giảng viên, sinh viên có mặt tại Hội trường Đại học Quốc gia Hà Nội chờ đón Tổng thống Francois Hollande. Tổng thống Pháp sẽ có bài phát biểu tại Đại học Quốc gia Hà Nội lúc 10h45 về chủ đề tương lai chung của Pháp và Việt Nam. Sự kiện đặc biệt này trong chuyến thăm sẽ là dịp để Tổng thống Hollande trình bày những định hướng mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thế kỷ 21.
"Hiện Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Pháp đang ký kết hợp tác giữa hai trường. Từ thành công của hợp tác giữa 2 trường trong chương trình cử nhân tài năng của ĐHQG Hà Nội, hai trường cam kết đồng hành tới thành công, góp phần vào quan hệ truyền thống Việt – Pháp trên nền tảng gây dựng hơn 10 năm qua", giám đốc ĐHQG Hà Nội phát biểu. Ảnh: Duy Hiếu
-
Tổng thống Francois Hollande hội kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Tiến Tuấn.
Tổng thống Hollande phát biểu trong buổi hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Tiến Tuấn. -
Video trực tiếp tổng thống Pháp phát biểu tại ĐHQG HN
-
Truyền thông Pháp chờ đợi thông điệp của TT Pháp về Biển Đông
Trao đổi với Zing.vn, Bruno Philip, nhà báo của tờ Lemonde đang có mặt tại ĐHQG, cho biết, với tư cách phóng viên khu vực châu Á của tờ báo tiếng Pháp hàng đầu, ông đặc biệt quan tâm đến chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Hà Nội. Nhiều nội dung kinh tế quan trọng được thúc đẩy, nhất là trong lĩnh vực năng lượng và hàng không. Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất là liệu Tổng thống sẽ mang thông điệp gì liên quan đến vấn đề Biển Đông.
Sau phán quyết của Tòa án quốc tế về Biển Đông, người Pháp muốn biết quan điểm cả Pháp và tổng thống Hollande sẽ như thế nào, ông ấy sẽ nêu góc nhìn ra sao về quan điểm của nước Pháp trong vấn đề an ninh khu vực này. Ông Philip cũng là một trong số các phóng viên nước ngoài có mặt trên tàu cảnh sát biển Việt Nam năm 2014 trong vụ việc giàn khoan HD-981 xâm phạm lãnh hải Việt Nam.
-
Tổng thống Pháp trò chuyện với sinh viên Hà Nội
10h50, Tổng thống Pháp tới hội trường trong tiếng hoan hô tại khán phòng chật kín người của ĐHQG Hà Nội.
Ông phát biểu rằng, có những người anh hùng xây dựng Việt Nam hiện nay cũng có đóng góp của Pháp. Giáo sư Ngô Bảo Châu mang quốc tịch Pháp nhưng là người gốc Việt đã đạt giải Fields.
Tình cảm giữa nhân dân 2 nước đã gây dựng quan hệ hữu nghị và là nền tảng cho quan hệ hợp tác. Đại học 2 nước có mục tiêu chương trình cao nhất, để có những sv tốt nghiệp tốt nhất. Nhiều giảng viên Việt Nam được đào tạo tại các trường của Pháp, đóng góp trở lại cho sự phát triển của Việt Nam.
-
Pháp Việt mong muốn hòa bình, đảm bảo an ninh trong khu vực
"An ninh quốc gia và an ninh là vấn đề toàn cầu. Khi có mâu thuẫn, không dùng vũ lực mà phải đàm phán hòa bình để giải quyết mâu thuẫn ấy. phải đối thoại. Pháp và Việt Nam đều muốn hòa bình để hóa giải mâu thuẫn. Đây là điểm chung giữa 2 dân tộc. Mục tiêu tối hậu là giữ được an ninh", tổng thống Pháp khẳng định.
Ông cũng cho biết Pháp là nạn nhân của khủng bố và ông xin tri ân tới Việt Nam đã chia sẻ với người dân Pháp trong lúc khó khăn đó. Chống khủng bố không phải vấn đề của 1 quốc gia mà vấn đề toàn cầu.
"Pháp sẽ giúp Việt Nam trong các dự án gìn giữ hòa bình của mình. Việt Nam cũng tham giia gìn giữ hòa bình LHQ. Khủng bố là vấn đề thế kỷ, phải đoàn kết để khủng bố thấy họ không chùn bước. Các dân tộc phải đoàn kết với nhau. Quá khứ 2 nước có những giai đoạn không vui, nhưng chúng ta đã vượt được quá khứ, tìm đến với nhau. Pháp đã tham gia trong quá trình VN biến mình, trở nên vững mạnh như hiện nay", ông nói thêm.
-
Tổng thống Pháp hoan nghênh Việt Nam mở cửa để phát triển mà vẫn giữ được truyền thống của mình. Ông thể hiện sự ngưỡng mộ lòng tin hướng tới tương lai của người dân Việt.
"Hãnh diện và vui mừng được có mặt tại Hà Nội, tại ĐHQG Hà nội, trao đổi với các giáo sư, các sinh viên. Tôi đến đây với phái đoàn gồm các nghị sĩ quan tâm đến quan hệ Việt - Pháp, các giáo sư, các nhà nghiên cứu. Quan hệ 2 nước lâu dài, dù có đau thương, nhưng sự gắn bó giữa 2 dân tộc giúp 2 nước sâu sắc, tốt đẹp, vì quan hệ lâu dài. Thành quả đào tạo nghiên cứu không chỉ giúp cho 2 quốc gia phát triển mà cho thế giới", ông nói.
VN là 1 quốc gia đang phát triển, Pháp hỗ trợ VN qua cơ quan phát triển. Pháp sẽ sát cánh với VN, ở lĩnh vực công nghệ tiên tiến. Chúng tôi tin rằng 1 chương trình hợp tác thực sự không chỉ có mua bán mà còn chia sẻ công nghệ của mình. Pháp quan tâm đến đào tạo, huy động lực lượng trong lĩnh vực nghiên cứu.
-
Pháp cũng đặc biệt coi trọng tôn trọng pháp luật. pháp muốn là biểu tượng trong vấn đề thượng tôn pháp luật. Khác với các cam kết kinh tế, thương mại khác, Việt - Pháp đã có viện văn hóa. 20 năm trước có trung tâm đào tạo quản lý. Động viên doanh nghiệp Pháp qua đầu tư tại Việt Nam. Thông qua chương trình hợp tác giữa các doanh nghiệp đã tạo việc làm cho người Việt, nhiều hợp đồng đã được ký kết trong các lĩnh vực hàng không, giao thông, năng lượng xanh, trùng tu bảo tàng.
Các doanh nghiệp mới mở trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến có thể gặp doanh nghiệp Việt. Lập French Tech giới thiệu công nghệ tiên tiến nhất, chia sẻ và giới thiệu công nghệ mới của Pháp cho doanh nghiệp Việt. Lãi suất thuế quan là cản trở, nhưng chỉ là tạm thời, hai bên cùng nhau làm việc trên cơ sở nguyên lý có đi có lại, thì sẽ gỡ bỏ khó khăn, thúc đẩy hợp tác chiến lược. Pháp sẵn sàng chia sẻ phát triển công nghệ của mình để VN phát triển bền vững, kể cả tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ.
-
Chiều nay, tổng thống Pháp sẽ tham quan khu phố cổ Hà Nội, sau đó, hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ông rời đi TP HCM vào cuối buổi chiều và sẽ có cuộc gặp gỡ doanh nghiệp và cộng đồng Pháp tại đây. Tổng thống Pháp hội kiến Bí thư thành ủy TP HCM Đinh La Thăng và Chủ tịch thành phố Nguyễn Thành Phong vào trưa 7/9.
-
Tổng thống Pháp đi bộ ở phố Mã Mây, Hà Nội
-
Tổng thống Pháp thăm nhà cổ Hà Nội
-
Video tổng thống Pháp đi bộ ở phố cổ Hà Nội
Tổng thống Pháp hòa mình vào dòng người đông đúc ở Hà Nội. Nhiều người dân đổ ra đường và chụp hình vị khách đến từ nước Pháp. Ông vẫy chào mọi người trước khi bước lên ôtô. Ảnh: Lê Hiếu.
-
Chiều cùng ngày, Tổng thống Pháp đã tới chào xã giao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Văn phòng Trung ương Đảng. Ảnh: Tiến Tuấn.
Việt Nam, Pháp nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng
Trong cuộc họp báo chung tại Hà Nội sáng nay, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Pháp Francois Hollande nhất trí rằng hai nước sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng.