Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam phấn đấu GDP bình quân đầu người khoảng 7.500 USD năm 2030

Chính phủ đề ra mục tiêu phấn đấu cụ thể đến năm 2030 với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành khoảng 7.500 USD.

Ngày 22/7, Chính phủ ban hành Nghị quyết chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Chính phủ đề ra mục tiêu phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 20%.

Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp; tỷ trọng công nghiệp đạt trên 40% GDP; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt trên 45%; giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo, chế biến bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD. Tỷ trọng của khu vực dịch vụ đạt trên 50% GDP, trong đó du lịch đạt 14 - 15% GDP.

Ngoài ra, Chính phủ cũng hướng đến việc hình thành được một số tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn.

Việt Nam xây dựng và phát triển được một số cụm liên kết ngành công nghiệp trong nước có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế; làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp...

Nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.

Cụ thể là đổi mới tư duy, nhận thức và hành động quyết liệt, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cùng với đó là xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự lực, tự cường; nâng cao năng lực ngành xây dựng; đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục cơ cấu lại ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Đồng thời phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy đô thị hóa nhanh và bền vững, gắn kết chặt chẽ và tạo động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chính phủ cũng yêu cầu phát triển các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đổi mới chính sách tài chính, tín dụng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả đi đôi với bảo vệ và phát triển thị trường trong nước.

Chính phủ cũng yêu cầu phát huy giá trị văn hóa, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; đội ngũ trí thức và doanh nhân xung kích, đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm tốt an sinh xã hội.

Thủ tướng ra công điện về việc tập trung ứng phó bão số 2 và mưa lũ

Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành triển khai kịp thời các biện pháp ứng phó bão, mưa lũ bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.

Thủ tướng tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Qatar

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp nhằm tăng cường sự tin cậy chính trị, mở ra các cơ hội hợp tác mới.

Bộ Công an phối hợp điều tra vụ 4 người Việt tử vong ở Bangkok

Liên quan vụ 4 du khách Việt tử vong ở Bangkok, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an phối hợp điều tra, làm rõ vụ việc theo đề nghị của phía Thái Lan.

Bộ sách "Vững bước trên con đường đổi mới" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trong những công trình nổi bật của NXB Chính trị Quốc gia Sự thật; gồm hai tập, tập một gồm các bài viết, trả lời phỏng vấn của Tổng bí thư đăng trên báo Nhân Dân từ năm 2011-2014. Tập 2 là những bài từ năm 2015-2017.

Nội dung sách tập trung vào các vấn đề đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc; chủ động, tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh...

https://vietnamnet.vn/viet-nam-phan-dau-gdp-binh-quan-dau-nguoi-khoang-7-500-usd-vao-nam-2030-2304610.html

Thu Hằng/Vietnamnet

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm