Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam ở đâu trong BXH quốc gia giàu nhất châu Á

Việt Nam được xếp hạng 16 trong danh sách 21 quốc gia giàu nhất châu Á. Còn Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ là 3 nước đứng đầu bảng.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), châu Á đã thể hiện khả năng chống chịu trong bối cảnh bất ổn toàn cầu. Một phần nguyên nhân là các chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô phù hợp, hoạt động xuất khẩu và nhu cầu nội địa mạnh mẽ ở một số quốc gia.

Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của các nước châu Á được dự đoán sẽ tăng lên 5,3% vào năm 2023 và 5,4% năm 2024.

Đối với ASEAN, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trung bình dự kiến đạt 4,6% vào năm 2023 và 4,8% năm 2024, yếu hơn một chút so với năm 2022 nhưng vẫn thể hiện khả năng phục hồi dựa trên khung dự báo của OECD.

Trang Insider Monkey đã phân tích từ dữ liệu về sự giàu có toàn cầu của Tập đoàn tài chính Credit Suisse, tính đến hết năm 2021, nhằm xác định những quốc gia giàu nhất châu Á.

Phương pháp được sử dụng trong báo cáo này dựa vào các tài sản tài chính và phi tài chính trừ nợ.

Theo đó, Việt Nam đứng thứ 16 với tổng tài sản 985 tỷ USD. Insider Monkey nhận định dù là quốc gia đang phát triển với nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế kỷ XXI.

Việt Nam là thành viên của một số tổ chức quốc tế và liên chính phủ, bao gồm ASEAN, APEC, CPTPP, Phong trào Không liên kết, OIF và WTO. "Tổng tài sản của Việt Nam vào năm 2021 là 985 tỷ USD, trở thành một trong những quốc gia giàu nhất châu Á", Insider Monkey viết.

Xếp hạng tổng tài sản của 21 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á
Dữ liệu: Báo cáo của Insider Monkey dựa trên dữ liệu từ Credit Suisse (tính đến hết năm 2021)
NhãnTrung QuốcNhật BảnẤn ĐộHàn QuốcĐài LoanHong KongIndonesiaIranSaudi ArabiaSingaporeIsraelThái LanThổ Nhĩ KỳBangladeshUAEViệt NamPakistanMalaysiaKuwaitKazakhstanQatar

tỷ USD 85107256921422510149587834923405229220731766156413411142102299498564615545523445

Theo bảng xếp hạng, Việt Nam đứng trước Pakistan (640 tỷ USD), Malaysia (615 tỷ USD), Kuwait (545 tỷ USD), Kazakhstan (523 tỷ USD) và Qatar (445 tỷ USD) về tổng tài sản tính đến năm 2021.

Đứng đầu bảng xếp hạng là Trung Quốc với tổng tài sản 85.107 tỷ USD. Theo sau lần lượt là Nhật Bản (25.692 tỷ USD), Ấn Độ (14.225 tỷ USD) và Hàn Quốc (10.149 tỷ USD).

Ngoài ra, Insider Monkey dẫn dự đoán của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho rằng lạm phát tại châu Á sẽ hạ nhiệt trong năm nay và năm sau, tiến dần về mức trước đại dịch.

Dự báo cho thấy lạm phát sẽ giảm xuống 4,2% trong năm nay và 3,3% vào năm 2024, so với mức 4,4% hồi năm ngoái.

Tuy nhiên, riêng ở Nam Á, tình trạng đồng tiền mất giá tại Pakistan và Sri Lanka đang góp phần đẩy giá nhập khẩu và giá hàng hóa trong nước lên cao, dẫn đến áp lực lạm phát.

Mặt khác, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ có mức tăng trưởng cao hơn. Các động lực chính đằng sau đà tăng trưởng là sự phục hồi của Trung Quốc sau đại dịch và kinh tế Ấn Độ chống chịu tốt.

Trong khi đó, phần còn lại của thế giới đang đứng trước nguy cơ tăng trưởng kinh tế giảm tốc vì các chính sách tiền tệ thắt chặt và xung đột Nga - Ukraine.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Điều gì sẽ đe dọa giá vàng

Giá vàng đang trên đà lấy lại mốc 2.000 USD/ounce. Nhưng báo cáo việc làm tháng 5 của Mỹ có thể trở thành lực cản với kim loại quý.

Fed sẽ làm gì tiếp theo

Một quan chức Fed vừa tiết lộ về khả năng "bỏ quãng" tăng lãi suất, tức giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 rồi đánh giá dữ liệu để tiếp tục điều chỉnh sau đó.

Thảo My

Bạn có thể quan tâm