Theo đó, Việt Nam chiếm gần 80% số phiếu bầu cho 2 vị trí điểm đến đầu tư ưu tiên nhất và nhì trong nhóm các thị trường mới nổi, theo sau là Ấn Độ với 75%.
Qua làm việc với nhiều nhà đầu tư quốc tế, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield cho biết Việt Nam đang được đánh giá là một nền kinh tế năng động, có độ mở lớn và tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm cao trên thế giới. Nhờ những nỗ lực đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Việt Nam ngày càng hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài.
Nửa đầu năm nay, Việt Nam ghi nhận 10,06 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Bất động sản tiếp tục là lĩnh vực hấp dẫn khi chiếm 26% tổng vốn với các nhà đầu tư hàng đầu đến từ Singapore, Nhật Bản, Đan Mạch, Trung Quốc và Hàn Quốc.
“Các loại tài sản công nghiệp và hậu cần, khu đất phát triển, khách sạn và văn phòng đang được săn lùng bởi các nhà đầu tư", bà Trang chia sẻ.
Báo cáo mới đây của EY cũng cho thấy hoạt động đầu tư từ quỹ đầu tư tư nhân và quỹ đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu năm nay. Bất chấp những bất ổn trên thị trường vốn và thị trường nợ, tổng giá trị thương vụ giao dịch trong 6 tháng đã gần bằng cả năm 2021, đạt 4,97 tỷ USD.
Dù vậy, theo khảo sát của Cushman & Wakefield, nếu xét về tỷ lệ rủi ro trên lợi tức, hơn 50% nhà đầu tư vẫn đánh giá chỉ số tốt nhất hiện nay đến từ các thị trường cấp một. Còn các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam xếp thứ hai với 20% phiếu bầu.
"Tình hình lãi suất và lạm phát tăng khiến nhà đầu tư phần nào 'chùn chân' và cẩn trọng xem xét lại danh mục đầu tư. Tuy nhiên, chúng tôi ghi nhận họ vẫn tiếp tục triển khai vốn vào những dự án đã cam kết. Họ tin rằng mặc cho tăng trưởng chậm, dòng vốn chảy vào thị trường châu Á - Thái Bình Dương sẽ dần ổn định lại khi nhà đầu tư từ châu Âu và Mỹ dần thích ứng với bối cảnh hiện tại", bà Trang Bùi nói.
Trong lúc này, ông Gordon Marsden, Giám đốc thị trường vốn khu vực APAC của Cushman & Wakefield nhận định nhà đầu tư sẽ tập trung vào dài hạn trong các lĩnh vực và thị trường thiếu nguồn cung cơ bản hoặc có nguồn cung ổn định, ít gây ra lo ngại biến động.
Thực tế, kết quả khảo sát của đơn vị này cho thấy với giả định có một tỷ USD, 25% công ty được khảo sát sẽ đổ vốn vào logistics, theo sau đó là các phân khúc văn phòng và phi truyền thống như trung tâm dữ liệu (data center) và nhà ở đa gia đình.
Mặc dù lợi suất giảm, hơn 35% nhà đầu tư tin rằng lĩnh vực logistics về cơ bản vẫn chưa đủ nguồn cung đáp ứng thị trường, đồng thời 30% tiếp tục kỳ vọng tăng trưởng tích cực dù với tốc độ chậm hơn trong lĩnh vực này.
M&A tại Việt Nam đạt gần 5 tỷ USD trong nửa đầu năm
Lãnh đạo EY ước tính các thương vụ M&A tại Việt Nam từ đầu năm đã xấp xỉ năm 2021, tuy nhiên xu hướng cuối năm sẽ hạ nhiệt do nhà đầu tư thận trọng hơn.
Doanh nghiệp ngoại tăng tốc đầu tư vào bất động sản Việt Nam
Mặc dù còn nhiều vướng mắc cần được sớm tháo gỡ, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn được đánh giá có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Vingroup muốn tự chi tiền nghiên cứu metro từ TP.HCM đến Cần Giờ
Sở GTVT vừa phản hồi Vingroup về đề xuất phương án đầu tư tuyến metro kết nối trung tâm TP.HCM đi huyện Cần Giờ. Đáng chú ý, Vingroup muốn tự chi toàn bộ chi phí nghiên cứu dự án.