Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam lần đầu thắng kiện điều tra chống bán phá giá

Brazil vừa công bố các nhà sản xuất giày Việt Nam không có hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá. 

Việt Nam lần đầu thắng kiện điều tra chống bán phá giá

Brazil vừa công bố các nhà sản xuất giày Việt Nam không có hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá. 

Theo Cục quản lý cạnh tranh, ngày 5/7, sau 9 tháng điều tra, Brazil đã chính thức công bố kết luận cuối cùng khẳng định không có hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá mặt hàng giày của Việt Nam. Như vậy, đây là lần đầu tiên Việt Nam thành công trong một vụ việc điều tra về phòng vệ thương mại của Brazil và cũng là lần đầu tiên Việt Nam thành công trong vụ điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá của các quốc gia trên thế giới đối với hàng hóa xuất khẩu của mình.

Trước đó, ngày 15/12/2008, Cục Phòng vệ Thương mại Brazil (DECOM) thông báo điều tra chống bán phá giá các loại giày nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam. Ngày 24/12/2008, Abicalcados - nguyên đơn trong vụ kiện này đã đề nghị DECOM đưa Việt Nam ra khỏi danh sách bị đơn. Như vậy, chỉ còn lại Trung Quốc là bị đơn trong vụ kiện này.

Sau 15 tháng điều tra, Brazil đã áp thuế chống bán phá giá chống bán phá giá tuyệt đối 13,85 USD/đôi với thời hạn là 5 năm kể từ tháng 3/2010, ngăn chặn gần như triệt để hàng hóa giày dép từ Trung Quốc vào thị trường Brazil. Năm 2010, sau khi Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá, xuất khẩu của Trung Quốc vào Brazil đã giảm 16% , trong khi xuất khẩu của Việt Nam tăng 30% và chiếm 22% tổng giá trị nhập khẩu giày vào Brazil.

Trong giai đoạn này các hãng giày lớn như Nike, Adidas, Reebok… đã có những kế hoạch dịch chuyển các đơn hàng của Brazil sản xuất tại Trung Quốc sang sản xuất tại Việt Nam. Trước tình hình này, ngày 4/10/2011, DECOM chính thức khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá giày dép có xuất xứ từ Trung Quốc đối với mặt hàng giày dép nhập khẩu từ Việt Nam và Indonesia.

Đầu tháng 5/2012, nhóm làm việc của DECOM sang Việt Nam thẩm tra tại chỗ với 5 công ty sản xuất giày dép của Nike và Adidas tại TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Khi đó, Cục Quản lý cạnh tranh đã phối hợp với Hiệp hội Da Giày Việt Nam, tham vấn kỹ thuật cho các nhà sản xuất, xuất khẩu rà soát hệ thống sổ sách, chứng từ hoạt động kinh doanh để chủ động ứng phó với vụ kiện này. Vì vậy, sau khi kết thúc giai đoạn thẩm tra tại chỗ, trong Báo cáo kỹ thuật của Brazil về kết quả thẩm tra, phía Brazil phải khẳng định rằng chưa có cơ sở nào để kết luận các nhà sản xuất giày Việt Nam có hành vi lẩn tránh thuế.

Năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam đạt hơn 6,6 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2010 và chỉ đứng sau xuất khẩu hàng dệt may và dầu thô. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang Brazil đạt hơn 180 triệu USD, đứng đầu trong các mặt hàng Việt Nam xuất sang nước này.

Thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới cho hay, Brazil hiện là một trong những quốc gia khởi xướng điều tra các vụ việc phòng vệ thương mại nhằm bảo hộ nền công nghiệp nội địa mạnh mẽ nhất hiện nay trên thế giới. Do vậy, việc Việt Nam thắng kiện lần này sẽ giúp vị thế xuất khẩu giày tiếp tục giữ vững và phát triển được thị phần tại Brazil - một trong những thị trường bàn đạp để xâm nhập vào thị trường Nam Mỹ, Cục quản lý cạnh tranh đánh giá.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất giày của Việt Nam và các doanh nghiệp giày có vốn đầu tư nước ngoài sẽ có được niềm tin vững chắc vào môi trường sản xuất kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam.

Theo DVT

Theo DVT

Bạn có thể quan tâm