Việt Nam có 24 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng số vốn đầu tư là 80,4 triệu USD. Ngoài ra, có 8 dự án điều chỉnh vốn đầu tư với vốn đầu tư Việt Nam tăng thêm là 39,6 triệu USD.
Xét theo lĩnh vực đầu tư, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 67,8 triệu USD, chiếm 56,5% tổng vốn đầu tư.
Hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. |
Đứng thứ hai là lĩnh vực ngân hàng với 36 triệu USD và chiếm 30% tổng vốn đầu tư.
Bán buôn, bán lẻ đứng vị trí thứ ba với 10,7 triệu USD, chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư, còn lại là các dự án thuộc các lĩnh vực khác.
Theo địa bàn đầu tư, trong quý này, Việt Nam đã đầu tư sang 18 quốc gia, vùng lãnh thổ, với 1 dự án quy mô vốn lớn lên đến 59,8 triệu USD. Tây Ban Nha là địa bàn dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, chiếm 49,9% tổng vốn đầu tư.
Trong khi đó, nước láng giềng Campuchia xếp thứ 2 với tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 37,9 triệu USD, chiếm 31,5% tổng vốn đầu tư. Mỹ đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư gần 11 triệu USD, chiếm 9,2% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là các nước Trung Quốc, Malta, Australia.