Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam có hơn 1.000 người siêu giàu sở hữu trên 30 triệu USD

Số lượng người sở hữu hơn 30 triệu USD tại Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2022.

Theo bản Báo cáo Thịnh vượng của Knight Frank, số lượng người siêu giàu (UHNWI) tại Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến 2022. Để được xếp vào nhóm người siêu giàu, cá nhân đó phải sở hữu khối tài sản từ 30 triệu USD trở lên.

Cụ thể, Việt Nam có 583 người siêu giàu trong năm 2017. Con số này đã đạt tới 1.059 người vào cuối năm 2022, tăng 82% chỉ sau 5 năm.

nguoi giau anh 1

Những người có tài sản từ 1 triệu USD trở lên đã tăng 70% trong 5 năm qua. Ảnh: Knight Frank.

Công ty này dự báo đến năm 2027, số người siêu giàu sẽ gần chạm mốc 1.300 người, tăng thêm 22% so với hiện tại và tương đương mức tăng 122% trong vòng 10 năm.

Không chỉ vậy, tại Việt Nam, số người giàu (HNWI), những cá nhân có tài sản từ 1 triệu USD trở lên, cũng tăng 70% trong 5 năm qua và dự kiến tăng vọt 173% trong 10 năm, từ 2017 đến 2027.

Sự thay đổi trong nhóm dân số giàu và siêu giàu tại Việt Nam cũng nằm trong xu hướng thịnh vượng trên toàn châu Á. Theo đó, Singapore, Malaysia và Indonesia dẫn đầu các thị trường có dân số siêu giàu tăng trưởng nhanh nhất, khoảng 7-9%.

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC), tính đến năm 2022, lượng dân số siêu giàu đã tăng tới gần 51% trong vòng 5 năm qua. Một số chuyên gia dự đoán rằng mức tăng trưởng này sẽ giảm còn 40% trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, đây vẫn là khu vực dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng phồn vinh thịnh vượng.

"Sau mức tăng kỷ lục 7,5% trong năm 2021 thì dân số siêu giàu tại APAC lại giảm 5,7% trong năm 2022. Dù vậy, 3 trong số 10 thị trường có dân số siêu giàu tăng trưởng mạnh nhất toàn cầu là các quốc gia Đông Nam Á, gồm Singapore, Indonesia và Malaysia, với mức tăng 7-9%", bà Christine Li, Giám đốc Dịch vụ nghiên cứu khu vực APAC của Knight Frank, chia sẻ.

Theo vị này, về lâu dài, khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn còn rất nhiều tiềm năng và triển vọng để phát triển thịnh vượng, dẫn đầu về lượng dân số siêu giàu và cơ hội phát triển kinh tế.

Xét về góc độ toàn cầu, bà Victoria Garrett, Giám đốc Dịch vụ Bất động sản nhà ở khu vực APAC tại Knight Frank, cho biết lượng dân số siêu giàu đã giảm trong năm ngoái. Tuy nhiên, số lượng người giàu vẫn tăng thêm 2,9%, đạt gần 70 triệu người trên toàn thế giới.

Người giàu nhất thế giới nhiều tiền gấp 5 lần Bộ Tài chính Mỹ

Có tới 31 vị tỷ phú trên thế giới nắm giữ số tài sản còn nhiều hơn cả Bộ Tài chính Mỹ. Thậm chí, con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên nếu Mỹ không nâng trần nợ công.

Chuyện chọn người kế vị của tỷ phú giàu nhất thế giới

Để tìm ra người tiếp quản đế chế hàng trăm tỷ USD, ông Bernard Arnault thử thách 5 người con qua những buổi ăn trưa hàng tháng tại trụ sở LVMH ở Paris, Pháp.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thanh Vũ

Bạn có thể quan tâm