Thạc sĩ Phạm Quang Thái, Phó Trưởng khoa Dịch tễ (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) cho biết, khi hệ thống này đóng gói lại sẽ chỉ bằng một container. Đầu kéo chuyên dụng của hệ thống được thiết kế đảm bảo có thể di chuyển đến tất cả các vùng, miền trong cả nước.
Hệ thống này có thể di chuyển khắp các vùng miền cả nước |
Việt Nam đã có 2 hệ thống khử trùng di động. Hệ thống này có thể đáp ứng trong trường hợp dịch khẩn cấp như dịch Ebola đang diễn ra và ngăn cản dịch bệnh lây lan ở mức thấp nhất.
Các bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh Ebola gồm: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; Bạch Mai; Nhi Trung ương; Trung ương Huế; Bệnh nhiệt đới TP HCM; Nhi đồng 1 và 2; Chợ Rẫy.
Cũng trong sáng 13/8, tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế đã khai mạc lớp tập huấn về điều trị bệnh do virus Ebola cho cán bộ ngành y tế tham gia điều trị bệnh nhân tại khu vực phía Bắc.
Phó giáo sư Nguyễn Văn Kính (Chủ tịch Hội đồng chuyên môn xây dựng phác đồ phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh Ebola ở Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương) cho biết, bệnh do virus Ebola không có vắc xin điều trị, chủ yếu là điều trị triệu trứng.
Vòi khử khuẩn của hệ thống nhằm đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh khẩn cấp |
Cụ thể, việc điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân Ebola được thực hiện như sau: Sốt trên 38 độ C hạ nhiệt bằng Paracetamol (10-15mg/kg cân nặng mỗi ngày). Đặc biệt, người bệnh nên tránh dùng các loại thuốc hạ sốt như Diclofanac, Ibupropen…vì nhóm thuốc này có khả năng làm nặng rối loạn đông máu.
Các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán bệnh.
Bộ Y tế dự kiến một lớp tập huấn tương tự sẽ diễn ra vào ngày mai 14/8 tại TP HCM.