Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam chi hơn 30 tỷ USD để nhập khẩu ba tháng qua

Theo số liệu thống kê được Tổng cục Hải quan công bố ngày 24/3, tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam hết ngày 15/3 đã đạt gần 60 tỷ USD.

Trong nửa đầu tháng 3, đạt 12,8 tỷ USD, tăng gấp đôi tương ứng 6,8 tỷ USD, so với  nửa cuối tháng 2. Như vậy, tính đến hết ngày 15/3, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt gần 59,76 tỷ USD, tăng 13,7%, tương ứng tăng 7,22 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2014.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 29.061 triệu USD trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 30.694 triệu USD nên cán cân thương mại hàng hóa của cả nước, thâm hụt hơn 1,63 tỷ USD.

Tăng ấn tượng ở nhóm hàng máy vi tính, điện tử

Trong 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong hơn 3 tháng đầu năm, đáng chú ý nhất là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt con số ấn tượng 2.895 triệu USD, tăng 64,4%, tương ứng 1.136 triệu USD so với cùng kỳ năm 2014.

Hai nhóm hàng có kim ngạch tăng trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái là giày dép các loại và nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện. Kim ngạch xuất khẩu hai nhóm này trong hơn 3 tháng đầu năm đạt tương ứng là 2.111 triệu USD5.451 triệu USD.

Trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm hơn 70%  tổng trị giá xuất khẩu của cả nước với 19.754 triệu USD.

Việt Nam giảm chi tới 623 triệu USD khi nhập khẩu xăng

Trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt gần 30,7 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2014.

Dù giá trị nhập khẩu không nhiều chỉ 887 triệu USD kể từ đầu năm đến nay, nhưng sản phẩm từ sắt thép là nhóm hàng có tỉ lệ nhập khẩu tăng mạnh nhất, tới 79% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong hơn 3 tháng đầu năm, Việt Nam chi tới 5.676 triệu USD để nhập máy móc, thiết bị và phụ tùng. Đây cũng là nhóm mặt hàng có giá trị nhập khẩu tăng khá cao với 46,7% so với cùng kỳ năm 2014. 

Còn về nhóm hàng có giá trị kim ngạch nhập khẩu giảm phải kể đến xăng dầu các loại. Chính vì giá xăng dầu giảm mạnh nên chỉ trong hơn 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã giảm chi tới 623 triệu USD khi nhập khẩu mặt hàng này.

Việt Nam khó trở thành nước công nghiệp vào năm 2020

Theo các chuyên gia, mục tiêu của Việt Nam - trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa vào năm 2020 - sẽ không đạt được.

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20150324/vn-chi-hon-30-ti-usd-de-nhap-khau-ba-thang-qua/724883.html

Theo Lê Thanh/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm