Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Viện kiểm sát giám định tư pháp là 'vừa đá bóng vừa thổi còi'

Công an cho rằng việc VKSND Tối cao được giao quyền giám định tư pháp là không khách quan. Còn đại diện VKS thì nhận định việc này là để đảm bảo có kết quả giám định tư pháp đúng.

Tại hội thảo Góp ý Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp do Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM chủ trì diễn ra sáng 3/3, các đại biểu đã có thảo luận sôi nổi về việc bổ sung chức năng giám định tư pháp cho Phòng kỹ thuật hình sự thuộc VKSND Tối cao.

Theo Luật Giám định tư pháp hiện hành, 3 tổ chức có quyền giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự gồm: Viện khoa học hình sự (Bộ Công an); Phòng kỹ thuật hình sự (Công an cấp tỉnh); Phòng giám định kỹ thuật hình sự (Bộ Quốc phòng).

Ông Phan Văn Hiếu, Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y TP.HCM, nêu thực tế hiện các đơn vị có chức năng giám định tư pháp đều quá tải. Nhiều vụ việc để 3-4 tháng không giám định xong khiến thời gian vụ án kéo dài.

Ông Hiếu nêu thêm vấn đề rằng dù Chính phủ có chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực giám định tư pháp nhưng hầu như chưa có đơn vị tư nhân giám định về hình sự. Bộ Quốc phòng chủ yếu giám định cho quân đội, rất ít hỗ trợ dân sự. Do đó, việc có thêm cơ quan tham gia giám định pháp y sẽ khoa học hơn và giảm áp lực cho cơ quan điều tra, đẩy nhanh tiến trình vụ án.

Luat Giam dinh tu phap sua doi anh 1

Ông Thắng, đại diện Công an quận 9, TP.HCM, phản đối việc giao chức năng giám định tư pháp cho Viện kiểm sát. Ảnh: N.T.H.

Phản đối nhận định này, ông Quách Văn Thắng, đại diện Công an Quận 9, cho rằng bản chất vai trò của Viện kiểm sát là giám sát. Nếu Viện kiểm sát được giao thêm chức năng giám định tư pháp, đồng nghĩa với được tham gia vào hoạt động điều tra vụ án, là làm sai nguyên tắc.

"Cơ quan giám sát tham gia điều tra là vừa đá bóng vừa thổi còi, đâu có đảm bảo tính khách quan. Cái này là vi phạm pháp luật nghiêm trọng", đại diện Công an Quận 9 nêu quan điểm.

Trong khi đó, ông Lê Minh Đức, đại diện VKSND TP.HCM, đặt câu hỏi trong trường hợp kết quả giám định do cơ quan cảnh sát điều tra thực hiện có những vấn đề cần giám định lại thì cơ quan nào sẽ thực hiện trách nhiệm này. Ông Đức cho rằng cần một cơ quan khác để xem xét tính chính xác của kết quả giám định và cơ quan này có thể đặt ở Viện kiểm sát.

Ông Đức nêu thêm rằng năm 2015, Quốc hội đã giao thêm cho Viện kiểm sát trách nhiệm thực hành quyền công tố cộng với kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử. Thực hành quyền công tố nghĩa là Viện kiểm sát được quyền thu thập chứng cứ nhằm mục đích đấu tranh phòng chống tội phạm.

"Nếu xét thấy kết quả giám định của cơ quan điều tra chưa xác đáng thì chúng tôi có thể yêu cầu cơ quan giám định của VKSND Tối cao thẩm định lại. Đảm bảo kết quả giám định đúng đắn thì mới ra được truy tố đúng người, đúng luật, đảm bảo bản án chính xác", ông Đức lập luận.

Luat Giam dinh tu phap sua doi anh 2

Ông Lê Minh Đức, đại diện VKSND TP.HCM nêu ý kiến tại hội thảo. Ảnh: N.T.H.

Trước đó, tại buổi họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số vấn đề lớn của dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giám định tư pháp, đại diện VKSND Tối cao đề xuất được bổ sung chức năng giám định tư pháp về hình ảnh, âm thanh. Tuy nhiên, đại diện Bộ Công an, không đồng tình với đề xuất này.

Còn Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết Chính phủ đồng ý với đề xuất của VKSND Tối cao. Theo ông, việc bổ sung thêm chức năng này cho Viện kiểm sát cũng là “góp phần có thêm tiếng nói” trong công tác này.

VKSND Tối cao muốn được giám định tư pháp, Bộ Công an không đồng ý

VKSND Tối cao muốn được bổ sung chức năng giám định tư pháp về hình ảnh, âm thanh nhưng Bộ Công an không đồng tình với đề xuất này.

Thu Hằng

Bạn có thể quan tâm