Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Viễn cảnh Mỹ vỡ nợ

Hàng triệu người Mỹ có thể không nhận được phúc lợi xã hội, các dịch vụ công bị gián đoạn, nền kinh tế rơi vào suy thoái, hơn 8 triệu việc làm bị thổi bay.

Sự bế tắc trong các thỏa thuận về trần nợ công giữa Nhà Trắng và đảng Cộng hòa tại Hạ viện đang làm gia tăng rủi ro vỡ nợ của Mỹ. Ảnh: Bloomberg.

Theo Fortune, với người dân Mỹ, những bất đồng về trần nợ công ở Washington dường như là vấn đề xa vời. Nhưng bản thân họ có thể đối mặt với những hậu quả to lớn.

Hàng triệu người Mỹ có thể không nhận được phúc lợi xã hội, các dịch vụ công bị gián đoạn hoặc thậm chí tạm dừng. Nền kinh tế sẽ trượt tới bờ vực suy thoái, hơn 8 triệu người lâm vào cảnh mất việc làm.

Hàng triệu người Mỹ đang được hưởng An Sinh Xã Hội, các cựu chiến binh và gia đình quân nhân có thể mất khoản thanh toán hàng tháng.

Viễn cảnh u ám

Nếu chính phủ không thể trả tiền cho nhân viên, các hoạt động như kiểm soát không lưu và biên giới cũng sẽ bị gián đoạn.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy vẫn chưa đạt được thỏa thuận về trần nợ công trong cuộc gặp hôm 16/5. Nhưng 2 bên cho biết có thể đi đến thỏa thuận vào cuối tuần và "không khó để đạt được".

Theo Fortune, nếu chính phủ Mỹ không thể tiếp tục vay tiền để trả nợ, các doanh nghiệp có thể phá sản, thị trường tài chính sụp đổ, vết thương kinh tế lở loét.

Đảng Cộng hòa Mỹ đang muốn cắt giảm chi tiêu thay vì nới trần nợ. Các quan chức lập luận rằng tốc độ chi tiêu hiện tại là "không bền vững".

Trong khi đó, Tổng thống Biden và các nghị sĩ đảng Dân chủ chỉ muốn tăng trần nợ, và khẳng định 2 vấn đề này không liên quan đến nhau.

Trước hết, ngân sách chính phủ Mỹ không phải nợ. Đây là số tiền mà chính phủ thu và chi hàng năm. Nếu chi tiêu vượt doanh thu, ngân sách sẽ thâm hụt và nợ phình to.

Các quan chức đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật nhằm giảm thâm hụt ngân sách 4.800 tỷ USD trong 10 năm. Dự luật sẽ cắt giảm chi tiêu tùy ý xuống mức của năm ngoái, và đặt giới hạn tăng chỉ 1%/năm.

Dự luật cũng rút lại hàng tỷ USD chi tiêu chưa được sử dụng trong thời kỳ đại dịch, loại bỏ các khoản miễn thuế nhiên liệu sạch được ông Biden ký thành luật hồi năm ngoái. Kế hoạch xóa nợ cho hàng triệu cựu sinh viên của tổng thống Mỹ cũng bị đảo ngược.

Không rõ đảng Dân chủ sẽ làm cách nào để nới trần nợ. Nhưng họ cho rằng việc cắt giảm ngân sách có thể làm tổn thương các hộ gia đình và toàn bộ nền kinh tế. Bởi chi tiêu nội địa có khả năng bị cắt giảm.

Moody's Analytics ước tính dự luật của đảng Cộng hòa sẽ thổi bay 780.000 việc làm chỉ riêng trong năm tới.

Bế tắc sẽ được hóa giải thế nào?

Câu hỏi đặt ra là hai bên sẽ tiến tới thỏa thuận bằng cách nào. Ngoài việc tận dụng nguồn tài trợ thời kỳ dịch bệnh chưa được sử dụng, Nhà Trắng và đảng Cộng hòa tại Hạ viện có thể nhất trí thắt chặt một số chương trình trợ cấp liên bang đối với người nghèo.

Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật mới nhằm siết chặt điều kiện đối với những cá nhân được nhận trợ cấp thực phẩm và hỗ trợ tạm thời cho các gia đình nghèo.

Nền kinh tế Mỹ đang ở thế bấp bênh. Sinh kế của hàng triệu người Mỹ cũng vậy

Bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ

Tuy nhiên, Nhà Trắng cho biết ông Biden sẽ từ chối các đề xuất loại bỏ bảo hiểm y tế của người dân hoặc đẩy họ vào cảnh nghèo đói.

Một cuộc vỡ nợ sẽ tác động tiêu cực tới mọi người Mỹ. Cú sốc đối với nước này và các hệ thống tài chính toàn cầu được cảnh báo là "rất tồi tệ".

Những người đang phải sống dựa vào đồng lương mỗi tháng phúc lợi xã hội sẽ lao đao vì mất việc làm và thu nhập. Trong bài phát biểu gần đây, bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ - đã kêu gọi Quốc hội Mỹ hành động nhanh chóng.

"Nền kinh tế Mỹ đang ở thế bấp bênh. Sinh kế của hàng triệu người Mỹ cũng vậy", bà nhấn mạnh.

Không ai biết những bế tắc về trần nợ sẽ được giải quyết ra sao. Sau cuộc họp tại Nhà Trắng vào tuần trước, lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell đã khẳng định: "Mỹ không vỡ nợ. Điều đó không bao giờ xảy ra".

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Nợ tiêu dùng tại Mỹ cao chưa từng thấy

Nợ của người tiêu dùng tại Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục trong quý đầu tiên của năm. Trong khi đó, tỷ lệ nợ quá hạn cũng gia tăng.

Cách tốt nhất để Mỹ tránh vỡ nợ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ khẳng định chỉ khi nới trần nợ công, Mỹ mới có thể thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện tại. Trước đó, Chủ tịch Fed cũng nhấn mạnh đây là điều phải làm.

Thảo My

Bạn có thể quan tâm